Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng - “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc

Uyển Nhi - 10:59, 17/08/2022

Cao Bằng – vùng đất địa đầu Tổ quốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp vô cùng kỳ thú với núi rừng hùng vỹ cùng nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng mang đậm tính lịch sử như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, hang Cốc Bó, suối Lê Nin,... Bên cạnh đó, Cao Bằng còn thu hút du khách qua các làn điệu dân ca, phong tục tập quán, lễ hội văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, Sán Chay (Sán Chỉ), Hoa, Lô Lô…đang sinh sống nơi đây tạo nên sự đặc sắc mà không phải nơi nào cũng có được.

Cao Bằng - “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc

Thời điểm ghé thăm Cao Bằng

Mỗi mùa, Cao Bằng mang một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, thời gian đẹp nhất để đến Cao Bằng là tháng 8 – 9 - lúc này Bản Giốc vào mùa nước, nước tràn đầy, trong xanh kết hợp với lúa chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ.

Tháng 11-12 hoa tam giác mạch và hoa dã quỳ nở khắp núi rừng làm say đắm lòng người với những gam màu rực rỡ. Vào cuối tháng 3-4, là thời điểm những luống hoa cải nở muộn, hoa lê, hoa mận còn khoe sắc tạo nên khung cảnh rất hữu tình, thơ mộng.

Nếu bạn đến Cao Bằng vào đầu tháng Giêng, bạn sẽ được hoà mình vào lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng (Lồng Tồng theo tiếng Tày – Nùng hay Lồng Tộng theo tiếng Dao có nghĩa là xuống đồng).

Cao Bằng - “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc 1

Phương tiện đi lại

Cao Bằng cách Hà Nội khoảng 280km. Bạn có thể đón xe khách tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm. Thời gian di chuyển đến Cao Bằng mất khoảng 6-7 tiếng.

Nếu đi bằng các phương tiện cá nhân khác, bạn có thể di chuyển theo hướng cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, theo QL4 đến Cao Bằng. Một hướng khác là cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Đến Thái Nguyên, tiếp tục đi cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới rồi đến Bắc Kạn, đi tiếp QL3 qua Phủ Thông - Ngân Sơn là đến Cao Bằng.

Tại Cao Bằng, để di chuyển đến các điểm tham quan, bạn nên thuê xe máy để trải nghiệm cảnh đẹp và những cung đường thú vị nơi đây.

Cao Bằng - “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc 2

Địa điểm lưu trú

Hiện nay, Cao Bằng có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ và Homestay cho bạn lựa chọn như: Sài Gòn - Bản Giốc Resort, khách sạn Max boutique, khách sạn Bằng Giang, khách sạn Hoàng Anh, khách sạn Ánh Dương, Son Tung Hotel, Bao Lac Homestay, Mảy Linh Homestay, Primrose Homestay Cao Bang, Cao Bang Eco Homestay, Yến Nhi Homestay, Lương Sơn Homestay Cao Bằng …

Cao Bằng - “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc 3

Những điểm tham quan nổi tiếng tại Cao Bằng

Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó: Pác Bó là khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt của nước ta. Đây là địa điểm mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn làm nơi ở và hoạt động cách mạng sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Tại đây, bạn có thể tham quan nhà tưởng niệm Bác Hồ; hang Cốc Pó; hang Lũng Lạn; hang Ngườm Vài; suối Lê-nin; bàn đá nơi Bác Hồ làm việc…… Từ đây, bạn cũng có thể di chuyển 2km để thăm Khu di tích anh hùng liệt sĩ Kim Đồng.

Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ 4 trên thế giới trong số các thác nước đẹp nằm trên biên giới giữa các quốc gia và là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Từ độ cao hơn 60m với tầng dốc dài 30m, những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá, cuồn cuộn tuôn chảy giữa sắc xanh núi rừng vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa thơ mộng hiền hòa. Bạn cũng có thể thuê những chiếc thuyền nhỏ để lênh đênh trên mặt hồ ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ nơi đây.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc ngay tại thác Bản Giốc. Đây là ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho bà con nơi đây.

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu thứ 2 ở Việt Nam. Công viên địa chất Non nước Cao Bằng không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ mà còn níu chân du khách với hơn 200 di tích lịch sử – văn hóa và nhiều thắng cảnh hấp dẫn. Ngoài ra, đây còn là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc như: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, Sán Chay (Sán Chỉ), Hoa, Lô Lô.

Động Ngườm Ngao: Theo tiếng Tày, Ngườm Ngao có nghĩa là "động Hổ". Động Ngườm Ngao đã hơn 300 năm tuổi, là hang động lớn với chiều dài hơn 2.100m. Bước vào động Ngườm Ngao, bạn chắc chắn sẽ thích thú với những dải nhũ đá với nhiều hình dáng độc đáo. Khi ánh nắng vàng hắt vào khiến cả hang động như được dát vàng vô cùng lộng lẫy.

Cao Bằng - “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc 4

Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất tỉnh Cao Bằng với chiều dài hơn 3,5 km, cao gần 700m so với mực nước biển và 7 tầng dốc xoáy cua tay áo hiểm trở. Hai bên quốc lộ 3 đoạn lên đèo có hai khối đá vôi, thành dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục, từ đó mà đèo có tên "Mã Phục”.

Núi Mắt Thần: Theo tiếng Tày, ngọn núi được gọi là Phja Piót, nghĩa là núi bị thủng một lỗ nên người địa phương thường gọi là núi Thủng. Bao quanh núi là thung lũng rộng lớn với những thảm cỏ xanh trải dài, khung cảnh hoang sơ, bình yên và thơ mộng - là nơi lý tưởng để bạn thưởng ngoạn, khám phá.

Bản Giuồng (Duồng): Là bản người Tày sinh sống, điểm nổi bật nhất ở đây là những nhà sàn cổ có niên đại trên trăm năm, được dựng theo kiến trúc nhà 3 gian. Hiện nay, cả bản có khoảng 75 nhà sàn cổ được dựng liền kề nhau, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra cánh đồng, tạo nên không gian cổ kính, đậm bản sắc của người Tày Cao Bằng.

Chợ phiên Bảo Lạc: Bảo Lạc là huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng, nằm bên dòng sông Gâm, sông Neo thơ mộng. Chợ phiên ở thị trấn Bảo Lạc là hình ảnh thu nhỏ về đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc nơi đây, tạo nên nét văn hóa đặc sắc, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách gần xa. Phiên chợ diễn ra vào các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30 Âm lịch hàng tháng.

Ngoài những địa điểm trên, bạn có thể tham quan Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê, cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, thác Nặm Trá; đèo Khau Liêu; khu lịch cộng đồng bản Pác Rằng, Hồ Bản Viết, Làng rèn Phúc Sen, làng đá cổ Khuổi Ky...

Cao Bằng - “viên ngọc xanh” vùng Đông Bắc 5

Đặc sản Cao Bằng

Đến Cao Bằng bạn đừng quên thưởng thức các đặc sản như: Vịt quay, phở chua, bánh cuốn Cao Bằng, bánh áp chao, bánh trứng kiến (Pẻng Rày), xôi trám, ong non xào măng, khâu nhục, gà hay giò lợn hầm hạt dẻ, xôi ngũ sắc...

Ngoài ra bạn có thể mua hạt dẻ Trùng Khánh, lạp xưởng hun khói, thịt hun khói, bò gác bếp, thạch đen, mận Bảo Lạc, bánh khảo, miến dong Phia Đén, rau dạ hiến, măng chua … về làm quà cho bạn bè và người thân.

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đến Cao Bằng?

Nếu đến Cao Bằng vào mùa hè, bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ áo chống nắng, kem chống nắng, mang trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát. Tuy nhiên, vào sáng sớm và tối ở vùng núi Cao Bằng nhiệt độ có thể hạ xuống 15-16 độ C, vì vậy bạn nên mang theo áo ấm.

Bạn cũng nên chuẩn bị một số thuốc cá nhân để phòng bệnh cảm do thay đổi thời tiết.

Bạn nên đem theo đầy đủ giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu nếu bạn muốn đi sang cửa khẩu tham quan.

Hãy đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị thật kỹ càng để có một trải nghiệm hoàn hảo với nhiều kỷ niệm đẹp không thể quên khi đến với Cao Bằng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 1 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 3 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 8 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 8 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 8 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 8 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.