Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cảnh giác với “Hội thánh Đức Chúa Trời”

PV - 15:51, 11/05/2018

Trước những diễn biến phức tạp của các hệ phái tôn giáo mới có dấu hiệu biến tướng, Ban Tôn giáo Chính phủ kêu gọi người dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực; từ bỏ gia đình, công việc...

Tôn giáo biến tướng-Không phải là lần đầu

Như kỳ báo trước đã thông tin, thời gian gần đây, tổ chức tự xưng mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” đã tăng cường hoạt động, với hình thức truyền đạo có dấu hiệu lệch lạc về văn hóa, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Hàng nghìn gia đình ở nhiều địa phương có người thân tham gia tổ chức này đã kêu cứu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng can thiệp; nhằm giúp con em, chồng/vợ của họ thoát khỏi mê muội, trở về với gia đình.

Cần tập trung tuyên truyền nâng cao “sức đề kháng” của người dân trước những giáo lý phản khoa học của các hệ phái tôn giáo mới. (Ảnh minh họa) Cần tập trung tuyên truyền nâng cao “sức đề kháng” của người dân trước những giáo lý phản khoa học của các hệ phái tôn giáo mới.
(Ảnh minh họa)

Tổ chức này được hiểu là những đạo lạ, không chính thống. Hoạt động của các hội, nhóm này thường do một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Về kinh tế, người tham gia các hội, nhóm bỏ bê công việc, gia đình với luận điệu phản khoa học như “không làm vẫn giàu sang”.

Theo PGS-TS Nguyễn Công Lý, Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), các hoạt động truyền đạo, các tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung nhưng không đăng ký, không tuân thủ pháp luật với những giáo lý lệch lạc thì có thể coi là truyền bá mê tín dị đoan.

Thực tế, câu chuyện về các hệ phái tôn giáo mới hoặc tự xưng không còn lạ ở Việt Nam. Trước tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời”, cơ quan chức năng từng phát hiện, làm rõ và xử lý nhiều cá nhân liên quan đến các hội, nhóm như: “Hội Tiên Rồng”, “Long Hoa Di Lặc”, “Hội Tâm Linh”, “Giáo Hội Lạc Hồng”, “Hà Mòn”, tổ chức Dương Văn Minh,...

Trước những tác động tiêu cực của tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời” đến đời sống xã hội, các cấp, ngành, chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân, tránh bị lôi kéo. Cơ quan chức năng cũng đã tăng cường kiểm tra và xử phạt hành chính các điểm hoạt động trái phép, có dấu hiệu trục lợi của tổ chức này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã lên tiếng cảnh báo, yêu cầu các trường cần tăng cường giáo dục về tuần sinh hoạt công dân của sinh viên, phổ biến pháp luật để sinh viên tự nhận thức và tự đề kháng.

Thận trọng ứng xử

Theo khảo cứu của phóng viên, những hệ phái tôn giáo biến tướng khi xuất hiện ở Việt Nam thông thường sẽ tập trung truyền bá vào nhóm người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn hay gặp bất trắc trong cuộc sống.

Như đạo “Hà Mòn”, đối tượng nhắm đến là đồng bào DTTS nghèo, sinh sống ở những địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn. Để lôi kéo đồng bào, Y Gin (sinh năm 1942, dân tộc Ba Na), “thủ lĩnh” của tổ chức này đã tung tin: Trái đất này sẽ có ngày tận thế, ai theo Đức mẹ thì linh hồn sẽ được lên thiên đường, không phải lao động vẫn sung sướng, ốm đau không cần chữa cũng khỏi bệnh, vay vốn ngân hàng sẽ được xóa nợ, mọi người theo Đức mẹ hãy đọc kinh, thường xuyên làm lễ dâng hoa và góp tiền,…

Những “giáo lý” của đạo Hà Mòn cũng chẳng khác gì mấy so với các luận điệu của tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời”. Với đạo Hà Mòn, bài học đắt giá cho những người mê muội tin theo là gia đình ly tán, đã nghèo lại càng nghèo thêm; bản chất của đạo này đã được bóc trần, những đối tượng cầm đầu lôi kéo để trục lợi cũng đã bị pháp luật xử lý theo quy định. Vậy còn tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời” thì sao?

Về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, khẳng định: Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho mọi người dân nhưng cũng nghiêm cấm hành vi xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội. Ông Thắng cũng cho rằng, cần phân biệt các tổ chức tôn giáo tự xưng với những hệ phái tôn giáo đã được cấp phép hoạt động, tránh đánh đồng với tôn giáo chính thống.

Về hướng xử lý đối với những tổ chức hoạt động tôn giáo lệch lạc, không được cấp phép, PGS-TS Nguyễn Công Lý (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục. Trong đó, vai trò của Mặt trận, của các địa phương là vô cùng quan trọng khi kịp thời phát hiện, can thiệp.

Cũng theo ông Lý, hiện tượng mạo danh để hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nhằm trục lợi hiện khá phổ biến, gây xáo trộn đời sống xã hội, cơ quan chức năng cần làm rõ và xử lý thật nghiêm để chấn chỉnh. Về phía người dân cũng cần chủ động, tự đề kháng trước những lời mời gọi, lôi kéo, truyền bá giáo lý phản khoa học, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

KHÁNH THƯ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.