Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cánh chim đầu đàn ở làng Plei Phung

Ngọc Thu - 12:10, 19/12/2022

Như cánh chim Chrao giữa đại ngàn, già Siu Biai - Người có uy tín trong đồng bào DTTS làng Plei Phung, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, đã phát huy tốt vai trò, uy tín, hướng dẫn đồng bào Gia Rai tập trung phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.

Già Siu Biai: Cánh chim đầu đàn làng Plei Phung
Già Siu Biai (bên phải ảnh) luôn học hỏi cách làm hay, hướng đi mới trong phát triển kinh tế

Đi đầu trong phát triển kinh tế

Gặp già Siu Biai khi nắng chiều đã nhạt, già Biai đang cùng vợ phơi những hạt cà phê căng mẩy mới thu hoạch. Năm nay, già Biai đã 65 tuổi, tuy sức khoẻ đã có phần giảm sút nhưng đôi chân vẫn không chịu nghỉ ngơi. 

Nhanh chóng vào thay bộ đồ truyền thống ngay ngắn để tiếp đón khách, già Biai vui vẻ mời chúng tôi ly trà nóng hổi và chậm rãi kể: “Khi mới lập gia đình, do ít đất sản xuất, không vốn liếng nên cuộc sống mình gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân phải làm thuê vất vả để trang trải sinh hoạt hằng ngày nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh. Đến khi 8 người con lần lượt chào đời, gánh nặng cơm áo gạo tiền càng đè nặng hơn. Thế nhưng mình nghĩ, với sức khoẻ và sự siêng năng thì việc làm no cái bụng sẽ không khó. Vì vậy, mình tích cực khai hoang đất trống để trồng cà phê, bắp, mì. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm của các hộ đi trước, tham gia tập huấn về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng - chống dịch bệnh cho cây trồng để áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình”.

Già Siu Biai còn là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Già Siu Biai còn là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Nghĩ là làm, già Biai bắt tay vào làm. Vừa chăm sóc cà phê, già Biai vừa chăn nuôi bò, dê. Nhờ đức tính siêng năng, chịu khó học hỏi mà mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế, cuộc sống gia đình già Biai đã dần ổn định. Đến nay, gia đình đã có gần 5 ha cà phê, lúa, 9 con bò sinh sản, 5 con heo. Trừ chi phí, gia đình già Biai thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

Với đặc điểm có hơn 90% đồng bào DTTS Gia Rai sinh sống, bà con làng Plei Phung vẫn áp dụng sản xuất nông nghiệp truyền thống dựa vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng thường thấp. Nhận thấy cần thay đổi nhận thức của bà con, già Siu Biai đã quan tâm, thăm hỏi các gia đình trong làng. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế để giúp dân làng thay đổi “nếp nghĩ cách làm”. 

Cụ thể, già Biai thường xuyên vận động bà con tham gia các lớp tập huấn nông nghiệp, tìm tòi trên sách báo để học hỏi, tiếp cận những mô hình hiệu quả của các hộ nông dân tại địa phương. Đối với những hộ có diện tích hồ tiêu bệnh hại, cà phê già cỗi, lúa nước thường xuyên bị hạn ông vận động chuyển đổi sang cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn. Theo gương già Biai, nhiều hộ dân trong làng đã biết áp dụng khoa học, kĩ thuật vào phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Người có uy tín ở huyện Chư Pưh không chỉ gương mẫu trong phát triển kinh tế mà còn vận động dân làng tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới tại địa phương
Người có uy tín ở huyện Chư Pưh không chỉ gương mẫu trong phát triển kinh tế mà còn vận động dân làng tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Ông Kpuih Mlưih (làng Plei Phung) chia sẻ: “Trước đây, diện tích trên tôi trồng các loại cây bắp, mì, đậu… nên năng suất kém, thu nhập bấp bênh, gia đình nghèo khổ. Được già Biai chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ về kỹ thuật, tôi đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng phân bón, nước tưới kịp thời cho cây trồng. Nhờ vậy, năm 2013 gia đình tôi đã thoát nghèo. Tôi và dân làng luôn tin tưởng và cám ơn già Biai”.

Chung tay xây dựng nông thôn mới

Không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động bà con chăm lo phát triển kinh tế, già Biai còn tích cực vận động người dân đoàn kết, tham gia xây dựng nông thôn mới.

Khi biết xã Ia Phang triển khai làm đường giao thông nông thôn, già Biai đã không quản ngày đêm đến từng nhà vận động dân làng cùng nhau tháo dỡ hàng rào, chặt cây cối, hiến đất làm đường giao thông. Già Biai bày tỏ: Trước đây, con đường đi vào khu nhà mồ của làng còn là đường đất rất nhỏ hẹp nên việc đi lại của bà con gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Trong khi đó, một số hộ dân vẫn chưa nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới, nên vận động các hộ dân hiến đất làm đường gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để làm gương cho dân làng, già đã hiến 200m2 đất kết hợp với chính quyền địa phương đến vận động, giải thích và thuyết phục từng hộ gia đình vì lợi ích của mình và của con cháu sau này. 

"Thấy mình tuyên truyền đúng, nhiều hộ đã tự nguyện tháo dỡ, di dời căn nhà lùi sâu vào phía trong, đồng lòng hưởng ứng hiến đất để cho đơn vị thi công mở rộng các tuyến đường đi vào khu nhà mồ. Đến nay, 60% con đường trong làng được bê tông hóa, cứng hóa”.

Già Siu Biai: Cánh chim đầu đàn làng Plei Phung 1
Già Siu Biai (bên trái ảnh) là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền với người dân trong tuyên truyền pháp luật, vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Hơn 20 năm qua, già Biai luôn được bà con tín nhiệm và bầu làm Trưởng thôn, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đây cũng là khoảng thời gian già Biai nỗ lực tuyên truyền, dặn dò, nhắc nhở bà con chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, vận động người dân không nghe theo lời xúi giục, âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng phản động theo tổ chức FULRO, “Tin lành Đê ga”, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Bằng uy tín và sự hiểu biết của mình, dân làng Phung đã tự nguyện nghe và làm theo già Biai. Đến nay, làng Phung không còn ai nghe lời kẻ xấu dụ dỗ, cùng nhau đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng thôn làng giàu đẹp.

Nói về già Biai, ông Đặng Xuân Tài, Trưởng Phòng Dân Tộc huyện Chư Pưh cho biết: Già Siu Biai là Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Già đã phát huy tốt vai trò cầu nối cùng các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhờ có già Biai, địa phương đã triển khai nhanh chóng, hiệu quả các chương trình như xây dựng nông thôn mới, phong trào xoá đói giảm nghèo…

Ghi nhận những đóng góp của già Biai, UBND tỉnh đã tặng nhiều giấy khen, bằng khen vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tập hợp xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 2 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Du lịch - Minh Nhật - 20:08, 01/05/2024
Kỳ nghỉ lễ được điều chỉnh kéo dài 5 ngày đã mang đến cơ hội vàng cho các điểm đến, dịch vụ du lịch ở nhiều địa phương, tạo doanh thu và góp phần phục hồi hậu đại dịch cho ngành công nghiệp không khói.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.