Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cảnh báo tình trạng biến dạng trang phục truyền thống

Hồng Phúc - 10:14, 03/03/2020

Trang phục truyền thống là một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc của mỗi dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển kinh tế, giao lưu của nhiều nền văn hoá, trang phục của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, bị biến dạng bởi cách tân lệch lạc.

Phụ nữ Jrai ở Ia Ka - Gia Lai vẫn miệt mài với nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Phụ nữ Jrai ở Ia Ka - Gia Lai vẫn miệt mài với nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Trên thực tế, chúng ta có thể nhìn thấy thành công trong việc gìn giữ và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc của nhiều nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, … Đó là cách họ “phổ thông hoá” trang phục của mình, không chỉ ở trong nước, các bộ trang phục này được nhiều người nước ngoài biết đến, yêu thích. Chỉ cần gõ Google tìm kiếm, hàng trăm thông tin quảng bá, mua bán hiện ra dễ dàng. Nó không chỉ thúc đẩy động lực bảo tồn văn hoá, mà còn quảng bá cực kỳ hiệu quả hình ảnh quốc gia, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, xã hội. 

Ở Việt Nam, sự đa dạng về trang phục với 54 dân tộc anh em đã góp phần tạo ra sự đa dạng văn hoá hiếm có đất nước nào có được. Nhưng đây cũng là lý do khách quan khiến chúng ta khó tạo ra những dấu ấn khác biệt. Đồng thời, chính điều này cũng tạo ra thách thức trong việc bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS. Theo số liệu điều tra mới đây của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thì có tới 40 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam không còn mặc trang phục truyền thống. 

Ở bộ trang phục này, chân váy được may bằng chất liệu vải thổ cẩm của người Mông, có thể gây hiểu sai về văn hoá dân tộc này
Ở bộ trang phục này, chân váy được may bằng chất liệu vải thổ cẩm của người Mông, có thể gây hiểu sai về văn hoá dân tộc này

Đánh giá trang phục dân tộc như “thẻ căn cước” nói lên văn hóa, giá trị thẩm mỹ mang bản sắc của mỗi tộc người, nhưng Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cũng phải thừa nhận: “Thực tế hiện nay, trang phục truyền thống của các DTTS đang ngày càng mai một và biến dạng. Trong 53 dân tộc thiểu số thì có không ít dân tộc không còn giữ được trang phục truyền thống của mình, hoặc thay đổi cách ăn mặc. Đáng buồn hơn, nhiều người trong số đó còn mang suy nghĩ, nếu không mặc theo kiểu “toàn cầu hóa” sẽ bị coi là “lạc hậu”. 

Ngoài ra, một vấn đề đáng lo ngại hơn là, thái độ ứng xử với trang phục truyền thống, không riêng trong cộng đồng người DTTS mà còn ở các môi trường khác. Hiện nay, nhiều hoạt động nghệ thuật sử dụng các trang phục truyền thống nhưng đã cách tân, cải biên khác xa với bản gốc, khiến công chúng có thể có những cái nhìn sai về văn hoá các DTTS.

Những thiếu nữ dân tộc Mông trong trang phục truyền thống. (Ảnh TL)
Những thiếu nữ dân tộc Mông trong trang phục truyền thống. (Ảnh TL)

Đặc biệt, điều này xuất hiện nhiều trong các tiết mục múa dân gian. Đã có trường hợp diễn viên mặc trang phục truyền thống của người Mông, nhưng lại không phải là váy xòe thổ cẩm do người Mông làm, mà lấp lánh kim tuyến y hệt trang phục của người Trung Quốc.

Việc lạm dụng hoặc làm biến dạng các bộ váy truyền thống của người Thái, Tày, Mường, Dao... thành sản phẩm thời trang lai căng, kệch cỡm đã vấp phải sự phản ứng của cộng đồng. Điều này còn đặc biệt nguy hiểm khi các trang phục này được trình diễn trên sân khấu trước nhiều khán giả, đặc biệt với thời đại truyền thông phát triển như hiện tại, những video ca nhạc, kịch, phim về chủ đề DTTS còn được xuất hiện rộng rãi hơn trên internet, mạng xã hội. Nếu những người làm nghệ thuật không đủ hiểu biết, không có có thái độ cẩn trọng với trang phục thì khó có thể đòi hỏi sự hiểu biết của khán giả. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 27 phút trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 2 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.