Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần xác định tính đặc thù trong xây dựng chợ miền núi

PV - 09:41, 09/09/2019

Theo mục tiêu của Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 sẽ có 60-80% các xã miền núi có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên, đến nay Chương trình này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Đích đến còn xa

Tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương quan tâm đầu tư xây dựng chợ ở miền núi, tuy nhiên theo kế hoạch vẫn rất chậm. Giai đoạn 2011-2015, mới có 105 chợ được xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo, đạt gần 28% so với quy hoạch; giai đoạn 2016-2018, Nghệ An cũng mới chỉ xây dựng, nâng cấp được 38 chợ nông thôn, miền núi.

Tính đến nay, Nghệ An có 323/431 xã đạt tiêu chí số 7 về xây dựng chợ NTM, trong đó có 78 chợ được công nhận đạt chuẩn theo quy định của Bộ Công Thương. Đáng lưu ý, các chợ đạt chuẩn chủ yếu là của các xã vùng ngoại thành, thị xã, khu đô thị và các xã vùng đồng bằng; còn các xã miền núi hầu như chưa đạt chuẩn do chưa đáp ứng đủ các tiêu chí. Theo đại diện Sở Công Thương Nghệ An, mục tiêu đến năm 2020, tỉnh phấn đấu có 370 xã đạt tiêu chí xây dựng chợ trong NTM là khá nặng nề.

Chợ có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi. Chợ có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi.

Tại tỉnh Bắc Kạn, theo thống kê của Sở Công Thương tính đến nay, tỉnh có 66 chợ, trong đó có 56 chợ nông thôn, miền núi. Số chợ được đầu tư xây dựng kiên cố là 10 chợ, còn lại, 52 chợ bán kiên cố và 4 chợ tạm. Chợ chủ yếu họp theo phiên.

Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của các chợ ở miền núi còn rất hạn chế. Ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn cho biết, ban quản lý, tổ quản lý chợ các địa phương chủ yếu do cán bộ chính quyền địa phương kiêm nhiệm, đa phần chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý chợ, trình độ năng lực chỉ dừng lại ở kinh nghiệm và sự chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền tại địa phương.

Việc quản lý và điều hành hoạt động chợ còn nhiều bất cập như: Mặc dù là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, nhưng vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý chợ chưa được phát huy; thu lệ phí chợ không đủ chi cho công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng chợ...

Cần xem xét về tính chất, cơ chế

Thực tế cho thấy, cuộc sống ở miền núi hiện còn nhiều khó khăn, chợ góp phần phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm, cải thiện đời sống của đồng bào. Đặc biệt, việc phát triển các chợ đầu mối nông sản tổng hợp hoặc chuyên doanh của tỉnh, của vùng, liên vùng có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản, làm tăng trưởng kinh tế trong phát triển sản xuất.

Để tăng cường chất lượng hoạt động của các chợ miền núi, Giáo sư Hoàng Đức Thân, nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, chúng ta cần có các chính sách đặc thù, cụ thể cho việc phát triển hạ tầng thương mại tại các khu vực này. Đặc thù là phải có một chính sách khác với chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu vực đồng bằng, các đô thị lớn. Các chính sách phải theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa phương, theo từng loại hình kinh doanh thương mại. Chính sách cần đảm bảo tầm nhìn chiến lược, nhất quán, minh bạch trong chính sách phát triển chung của miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Giáo sư Hoàng Đức Thân cũng cho biết thêm, phát triển thương mại miền núi nói chung và phát triển hạ tầng, hệ thống chợ khu vực miền núi nói riêng dứt khoát phải dựa vào tư nhân và lấy tư nhân làm động lực chủ yếu; đồng thời phải đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư tư nhân; các tỉnh miền núi cũng cần phải cải cách để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Ngoài ra, chúng ta cần hạn chế sự phát triển quá tập trung tại các đô thị để tránh các nguồn lực đổ dồn về đây. Việc phân bổ đầu tư phải theo nguyên tắc phân tán các trung tâm, chứ không theo mô hình tập trung để có thể phát triển đồng bộ, đồng đều hạ tầng thương mại ở miền núi và từng bước hạn chế sự chênh lệch đó.

THIÊN ĐỨC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.