Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần giám sát tối cao về chính sách dân tộc

PV - 04:34, 12/06/2018

Quốc hội cần giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để xây dựng chính sách dân tộc đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện giúp vùng DTTS&MN phát triển… Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.

Đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang): Giám sát chính sách dân tộc làm luận cứ xác thực xây dựng Luật Hỗ trợ, phát triển vùng DTTS&MN

Hiện nay vùng DTTS&MN vẫn là nơi khó khăn, là lõi nghèo của cả nước. Nhận thức tầm quan trọng phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành rất nhiều chính sách. Thống kê hiện nay có tới hàng trăm văn bản chính sách pháp luật đối với vùng đồng bào DTTS. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được mục tiêu đề ra do thiếu nguồn lực. Một số chương trình được đầu tư nhưng dàn trải, manh mún dẫn đến hiệu quả chưa cao.

baodantoc_au_thi_mai

Từ những phân tích nêu trên, rất cần Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng DTTS&MN giai đoạn 2011-2018. Để từ đó thấy được thực tiễn các chính sách đã ban hành. Qua đó khắc phục được hạn chế, thiếu sót để có những quyết định, chính sách thiết thực, thỏa đáng hơn với vùng đồng bào DTTS&MN. Kết quả giám sát cũng sẽ là một trong những luận cứ sát thực cho việc xây dựng dự án Luật hỗ trợ, phát triển vùng DTTS&MN, nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS&MN có cuộc sống tốt hơn.

Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn): Xây dựng chính sách đồng bộ, đa mục tiêu phát triển toàn diện vùng DTTS

Về đề xuất nội dung trong chuyên đề giám sát của Quốc hội năm 2019, trên cơ sở tiêu chí lựa chọn đảm bảo cân đối phù hợp giữa các lĩnh vực, tôi đề nghị Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn DTTS&MN giai đoạn 2011-2018. Thời gian qua, chính sách dân tộc ban hành nhiều, đề cập hầu hết các lĩnh vực nhưng kết quả còn hạn chế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Các chính sách nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau thuộc nhiều bộ, ngành quản lý nên khó tránh khỏi chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu cơ chế đặc thù.

baodantoc_trieu_thu-phuong

Việc ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách còn chậm, hệ thống chính sách còn mang tính ngắn hạn chủ yếu là giải quyết tình thế thiếu định hướng trung hạn và dài hạn. Suất đầu tư thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Một số chính sách gây nên tác dụng ngược, tạo tâm lý ỷ lại cho đồng bào DTTS. Với những bất cập trên, tôi đề nghị Quốc hội ưu tiên đưa vào Chương trình giám sát năm 2019. Trên cơ sở đó xây dựng chính sách đồng bộ, đa mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế-xã hội xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững theo chuẩn nghèo đa chiều.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre): Chưa có cuộc giám sát tối cao nào về chính sách dân tộc

Nên tập trung vào 2 chuyên đề đang rất nóng, rất bức xúc hiện nay. Một là chính sách pháp luật về DTTS&MN, nói gọn là chính sách dân tộc miền núi. Hai là quản lý, sử dụng đất đai đô thị.

baodantoc_luu_binh_nhuong

Riêng vấn đề giám sát chính sách dân tộc miền núi, chưa có bất kỳ một cuộc giám sát tối cao nào của Quốc hội về vấn đề này. Một số cuộc giám sát của Hội đồng nhân dân và các Ủy ban của Quốc hội cơ bản giải quyết vấn đề theo khoanh vùng mang tính chất lẻ tẻ, thực sự hiệu lực của giám sát chưa mang lại những kết quả lớn. Đồng bào hiện rất trông chờ vào sự hoạch định chính sách, không chỉ là giải quyết các chính sách lẻ tẻ để khắc phục khó khăn trước mắt mà phải lâu dài, cả về thể chế, nhận thức và hành động. Trong khi đó, tại khoản 4 Điều 5 của Hiến pháp chúng ta đã quy định rất rõ, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Tôi đề nghị phải thực hiện ngay cuộc giám sát này vào năm 2019.

Đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh): Thống nhất giám sát tối cao về chính sách dân tộc

Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy về hoạt động giám sát của Quốc hội những năm qua đã đem lại hiệu quả cao trong thực tiễn.

baodantoc_do_thi_lan

Liên quan đến Chương trình giám sát năm 2019, tôi lựa chọn giám sát tối cao có 2 nội dung. Thứ nhất là việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch quản lý, sử dụng đất đai đô thị năm 2014-2018. Để bổ sung thêm có thể mở rộng giám sát về đất đai để phục vụ cho việc sửa đổi Luật Đất đai trong thời gian tới. Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở vùng DTTS&MN giai đoạn 2011-2018, đây là nội dung rất quan trọng và trong báo cáo đã thể hiện tính cấp bách và những nội dung cần thiết phải tiến hành giám sát. Tôi hoàn toàn thống nhất.

THEO THANH HUYỀN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 4 giờ trước
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 4 giờ trước
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 9 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 10 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 13 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 14 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.