Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các xã, thôn có tỷ lệ từ 15% số hộ DTTS trở lên là vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Huyền - 15:14, 11/03/2020

Đó là một trong những nội dung của Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 10/3/2020 của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2020. Trong đó, Chính phủ cơ bản thống nhất với đề nghị của Ủy ban Dân tộc về Đề án tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển để phù hợp trong giai đoạn mới
Phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển để phù hợp trong giai đoạn mới

Nghị quyết số 28/NQ-CP của Chính phủ đã đề cập đến những vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế- xã hội tháng 02 và 02 tháng đầu năm 2020, những giải pháp cấp bách thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, Nghị quyết đã nhấn mạnh đến các giải pháp phòng chống dịch Covid-19. 

Theo đó, Chính phủ dự báo diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, khó lường. Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là thận trọng, không được chủ quan nhưng không bi quan; huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. 

Về Đề án tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, Chính phủ thống nhất với đề nghị của Ủy ban Dân tộc, xác định vùng đồng bào DTTS và miền núi là địa bàn các xã, thôn có tỷ lệ hộ DTTS từ 15% số hộ trở lên. Phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi thành 3 khu vực và thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) để thực hiện các chính sách nhiệm vụ theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, địa bàn ĐBKK (xã khu vực III, thôn ĐBKK): là các xã (thôn) tập trung đông đồng bào DTTS, có tỷ lệ hộ nghèo cao; kinh tế, xã hội chậm phát triển; chất lượng nguồn nhân lực thấp; hạ tầng cơ sở yếu kém, nhất là về giao thông, điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện học tập của con em đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn…Các xã (thôn) nêu trên sẽ được nhà nước ưu tiên, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, để từng bước thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển.

Địa bàn còn khó khăn (xã khu vực II): Là các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng, còn thiếu hụt một hoặc một số điều kiện về cơ sở hạ tầng và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đối với các xã khu vực II, nhà nước tập ưu tiên thực hiện các chính sách đối với con người, hỗ trợ tạo sinh kế, đầu tư bổ sung hạ tầng còn thiếu hụt.

Địa bàn bước đầu phát triển (Xã khu vực I): Bao gồm các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%. Đối với những xã này, cơ bản để thực hiện chính sách đối với con người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Phân công Thủ tướng Chính phủ quyết định các tiêu chí để phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi. Giao Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành các tiêu chí phân định, giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn ĐBKK gửi Ủy ban Dân tộc thẩm định. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận danh sách các xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I; Ủy ban Dân tộc quyết định công nhận danh sách các thôn ĐBKK. 

Theo Đề án tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban Dân tộc trình Chính phủ cho thấy, quá trình triển khai thực hiện các bộ tiêu chí từ năm 1996 đến nay, trong đó có Quyết định 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn ĐBKK, xã thuộc vùng DTTS và miền núi, bên cạnh các ưu điểm đã bộc lộ một số bất cập

Trước đó, để giải quyết những khó khăn cho vùng DTTS và miền núi, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030, xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ “Xây dựng, ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển đảm bảo toàn diện, khách quan, khoa học, chính xác, làm cơ sở xác định đối tượng, địa bàn cần ưu tiên tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm”.

Dự thảo Đề án Tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025: Xác định thôn ĐBKK:

Đối với xã không đạt các tiêu chí xã ĐBKK thì xem xét, xác định thôn ĐBKK:

(1) Tỷ lệ hộ nghèo của thôn từ 20% trở lên (đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ 15% trở lên hoặc có trên 30 hộ DTTS nghèo/thôn).

(2) Trường hợp các thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ 12% đến dưới 15%), nếu có một trong các điều kiện sau thì được xác định là thôn ĐBKK:

- Có trên 60% hộ nghèo là hộ DTTS trong tổng số hộ nghèo của thôn.

- Chưa có đường từ thôn đến trung tâm xã hoặc có đường nhưng đi lại rất khó khăn, nhất là mùa mưa.

- Chưa có điện lưới quốc gia hoặc đã có nhưng trên 30% số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

Chỉ xác định đối với các xã không thuộc diện ĐBKK và thực hiện sau khi đã xác định được các xã ĐBKK.

- Tỷ lệ hộ nghèo của thôn từ 40% trở lên (đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ 30% trở lên), trong đó hộ nghèo là hộ DTTS chiếm trên 60% tổng số hộ nghèo của thôn.

- Trường hợp các thôn có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40% (đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ 20% đến dưới 30%), nếu có 1 trong 3 điều kiện sau được xác định là thôn ĐBKK:

+ Chưa có đường từ thôn đến trung tâm xã hoặc có đường nhưng chưa được cứng hóa theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT.

+ Chưa có điện lưới quốc gia hoặc đã có nhưng trên 30% số hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

+ Có từ 20 hộ trở lên thuộc nhóm DTTS dưới 10.000 người.

Xác định xã ĐBKK (xã khu vực III): Các phường, thị trấn không thuộc đối tượng phân định xã đặc biệt khó khăn.

(1) Là xã thuộc vùng DTTS và miền núi; chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

(2) Tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (đối với các xã thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ 15% trở lên hoặc có trên 150 hộ DTTS nghèo/xã).

(3) Trường hợp các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% đến dưới 20% (đối với các xã thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long từ 12% đến dưới 15%), nếu có một trong các điều kiện sau thì cũng được xác định là xã đặc biệt khó khăn:

- Trên 60% hộ nghèo là hộ DTTS trong tổng số hộ nghèo của xã.

- Có từ 20% trở lên số người DTTS trong độ tuổi từ 15 đến 60 mù chữ (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Trên 80% lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng trở lên.

- Đường giao thông từ trung tâm huyện, lỵ đến trung tâm xã trên 20km, trong đó có trên 50% số km chưa được rải nhựa hóa hoặc đổ bê tông.

Xác định xã bước đầu phát triển (xã khu vực I):

Là xã thuộc vùng DTTS và miền núi có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% hoặc xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Xác định xã còn khó khăn (xã thuộc khu vực II):

Là các xã còn lại của vùng DTTS và miền núi, sau khi đã xác định xã khu vực III và xã khu vực I.


 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.