Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các tỉnh biên giới phải kiểm soát chặt nhập cảnh trái phép

PV - 10:49, 18/04/2021

Theo Bộ Y tế, khu vực nóng bỏng dễ bùng phát dịch COVID-19 nhất tại nước ta hiện nay là biên giới Tây Nam và các tỉnh Tây Nam bộ. Vì thế, các tỉnh biên giới tại đây cần tăng cường kiểm soát nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch.

Các đối tượng xuất cảnh trái phép bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng An Thới - Phú Quốc phát hiện ngày 14-3-2021. (Ảnh: AN DI)
Các đối tượng xuất cảnh trái phép bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng An Thới - Phú Quốc phát hiện ngày 14/3/2021. (Ảnh: AN DI)

Kiểm soát người xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn

Báo cáo với Bộ Y tế tại Cuộc họp trực tuyến ngày 17/4, đại diện Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, Kiên Giang là địa phương được cho là căng thẳng nhất khi có cả tuyến biên giới trên bộ và trên biển. Địa bàn này từ Tết Nguyên đán đến nay đã phát hiện nhiều ca nhập cảnh trái phép. Cuối tháng 3, Kiên Giang phát hiện 10 người ở nước ngoài nhập cảnh trái phép bằng đường biển vào Phú Quốc, sau đó di chuyển đi nhiều địa phương. Có 3/10 người này được phát hiện mắc COVID-19.

Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, nhiệm vụ quan trọng nhất giai đoạn hiện nay trong phòng, chống dịch là kiểm soát tốt tình hình xuất nhập cảnh, cả trái phép và hợp tác. Các tỉnh miền Tây nói chung đã có nhiều quyết sách chỉ đạo quyết liệt các lực lượng, tổ chức chốt chặn tại các tuyến. Tuy nhiên, những địa bàn này gặp nhiều khó khăn trong chống dịch.

Kiên Giang có 56 km đường biên giới trên bộ và hơn 200 km bờ biển và 62.000 km2 mặt nước biển. Hàng ngày, có hàng nghìn tàu cá, tàu chở dầu, tàu mua bán hải sản, nhu yếu phẩm của Nhân dân hoạt động, chưa kể tàu của nước ngoài hoạt động trên vùng biển tỉnh quản lý. Vì vậy, việc kiểm soát người xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn.

Để kiểm soát tình hình xuất nhập cảnh, Kiên Giang đã thành lập hơn 112 chốt kiểm soát trên bộ, 16 tổ cơ động kiểm soát, trên biển sử dụng chín tàu và hai xuồng cao tốc của lực lượng Bộ đội Biên phòng. Tổng cộng có hơn một người gồm các lực lượng làm công tác kiểm soát, kể cả lực lượng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hải đoàn 28 Bộ đội Biên phòng, nhưng tình hình xuất nhập cảnh vẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn sót lọt nhập cảnh trái phép trên bộ và biển.

Theo đại diện Sở Y tế Kiên Giang, thời gian vừa qua có hai đối tượng nhập cảnh từ nước ngoài vào. Một là kiều bào Campuchia gốc Việt qua nước bạn làm ăn, sinh sống và chỉ về nước ăn Tết. Dịp vừa rồi, đối tượng này về nhiều, tỉnh đã tổ chức cách ly và trong số này không xuất hiện ca dương tính.

Đối tượng thứ hai là người Việt Nam lao động tự do ở nước bạn. Những người này hầu hết xuất cảnh trái phép và tập trung về nước sau sự kiện cộng đồng ngày 20/2, có cả đối tượng xuất cảnh trái phép và bị bạn trao trả về. Tỉnh đã tổ chức cách ly tập trung và cách ly điều trị.

Theo Sở Y tế Kiên Giang, khó khăn của tỉnh hiện nay là các khu cách ly tập trung theo phương án của địa phương trước đây không còn không phù hợp. Hiện nay, công tác phòng, chống dịch chủ yếu ngăn chặn nguồn lây từ Campuchia nên phải có phương án cách ly khác. 

 Bộ Y tế họp trực tuyến sáng 17/4.
Bộ Y tế họp trực tuyến sáng 17/4.

Dịp Tết nguyên đán vừa rồi, Kiên Giang đã quyết định đầu tư xây dựng khu cách ly tập trung. Có khoảng 2.300 người cách ly tập trung chủ yếu ở Hà Tiên và không đưa sâu vào nội địa. Từ tháng 3/2020 đến nay, địa bàn này cách ly tập trung hơn sáu nghìn người. “Chỉ chưa được hai tháng (từ ngày 20/2 đến nay) đã có 1.262 người nhập cảnh về, trong đó có 36 ca dương tính, 8 ca không rõ ràng, tỷ lệ nhiễm trong số người về khoảng 4%, đây là một tỷ lệ rất cao trong thời gian ngắn. Có những ngày 10 người nhập cảnh thì cả 10 người đều dương tính”, đại diện Sở Y tế cho biết.

Về cách ly điều trị, hiện Kiên Giang có 37 ca dương tính, đã điều trị khỏi cho 20 ca, còn lại 17 ca và chưa kể 8 ca có kết quả nghi ngờ, vẫn phải điều trị theo hướng dẫn. Tỉnh này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập cơ sở điều trị dã chiến. Do số lượng bệnh nhân đông, các Trung tâm Y tế còn phải phục vụ khám chữa bệnh cho Nhân dân, nên Kiên Giang đã có tờ trình gửi Bộ Y tế sớm trình Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh thiết lập bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân.

Đại diện Sở Y tế cho biết, dự kiến bệnh viện dã chiến tại Hà Tiên thu dung, điều trị bệnh nhân sẽ phải tồn tại từ 1-2 năm khi dịch COVID-19 tại một số nước Đông Nam Á ổn định. Mục tiêu của bệnh viện dã chiến là điều trị những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Những trường hợp có triệu chứng lâm sàng đưa vào Trung tâm Y tế Hà Tiên.

Kiên Giang cũng đề xuất Bộ Y tế ưu tiên bổ sung vaccine phòng COVID-19 cho các tỉnh biên giới Tây Nam bộ, trong đó có Kiên Giang, đồng thời đề xuất Bộ khẩn cấp cung ứng vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, máy móc thiết bị cho phòng, chống dịch tuyến đầu để nâng cao năng lực, tầm soát xét nghiệm. Bộ sớm tổng kết kinh nghiệm chống dịch tại Hải Dương và các địa phương khác thành một cẩm nang để các địa phương học tập và áp dụng phù hợp với từng địa phương.

Còn tại An Giang, ngày 15/4 vừa qua, An Giang xét nghiệm hai lao động tự do nhập cảnh trái phép đã được xét nghiệm dương tính. Sau đó kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur đã khẳng định hai ca này dương tính, được công bố là ca bệnh 2.746 và 2.747.

Đây là lần đầu tiên, An Giang ghi nhận ca bệnh COVID-19. Tỉnh An Giang đã triển khai các biện pháp truy vết, cách ly cho đối tượng F1 là âm tính. Ngày 16/4, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh An Giang cho biết, 12 trường hợp F1 của hai ca dương tính ghi nhận tại An Giang đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Hiện nay, An Giang đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2. An Giang mong mỏi sớm có vaccine phòng COVID-19 vì đường biên giới tại đây rất dài, luôn trong tình trạng nóng bỏng và đặc biệt mới đây đã xuất hiện hai ca dương tính đầu tiên tại tỉnh này.

Phải siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát đường biển, đặc biệt nhập cảnh qua đường biên

Chia sẻ về vấn đề thành lập bệnh viện dã chiến, ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, Kiên Giang có thể tận dụng cơ sở y tế sẵn có thuận tiện nhất thành lập bệnh viện dã chiến để bảo đảm vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn.

Thêm nữa, Kiên Giang có thể tận dụng cơ sở dân sự như ký túc xá, trường học, cung thể thao… cải tạo thành bệnh viện dã chiến giao bệnh viện đa khoa tỉnh thiết lập. “Với Kiên Giang, nguy cơ dịch xâm nhập do nhập cảnh có thể nghiên cứu mô hình này. Tại TP. Hồ Chí Minh cũng thiết lập bệnh viện dã chiến không nằm ở cơ sở y tế, vận hành tại Củ Chi từ đầu dịch cũng rất hiệu quả”, ông Khoa nói.

Nhận định về tình hình “nóng” tại các tỉnh Tây Nam và Tây Nam bộ, TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Kiên Giang, An Giang phải siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát đường biển, đặc biệt nhập cảnh qua đường biên.

Đồng thời, những địa phương này phải đẩy mạnh tuyên truyền tới các gia đình có người đang học tập, sinh sống ở những nước có dịch, khi người thân trong gia đình có nhu cầu về nước thì phải nhập cảnh hợp pháp, không được nhập cảnh trái phép. Người dân chủ động thông báo cho cơ quan chức năng người về từ vùng dịch không khai báo. Đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép, Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xử lý nghiêm.

Về phân bổ vaccine đợt 2 cho các tỉnh, Bộ Y tế hiện đã phân bổ cho Kiên Giang 15.200 liều, đề nghị Kiên Giang sớm xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch tiêm an toàn.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế liên tục có trao đổi, chia sẻ với các địa bàn biên giới phía Tây Nam. Bộ Y tế sẽ thành lập đoàn công tác tăng cường chỉ đạo hơn nữa tại khu vực này. Bộ Y tế đề nghị các địa phương và lực lượng biên phòng tại các tỉnh biên giới Tây Nam giữ thật vững, thật chắc khu vực biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, cách ly, bảo đảm an toàn cho cộng đồng là vấn đề đóng góp quan trọng trong phòng, chống dịch thời gian tới đây. 

Sáng nay (18/4), Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Kiên Giang.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 5 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 6 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 6 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 6 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 6 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 6 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 7 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.