Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào?

Như Ý - 17:55, 06/09/2022

Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng, Tết Đoàn viên. Theo truyền thống Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết Trung thu được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan....nhưng do khác biệt văn hóa nên mỗi quốc gia có cách đón lễ hội trăng rằm theo một cách riêng biệt.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào?

Việt Nam

Theo truyền thống của người Việt Nam, ý nghĩa chính của Tết Trung thu là dịp lễ để bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đây là dịp lễ thể hiện sự đầm ấm, đoàn viên và là dịp để những người con ở nơi xa sum vầy hướng về bên gia đình.

Vào dịp đặc biệt này, người Việt thường bày cỗ trông trăng. Khi trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng, phá cỗ. Vào đêm rằm, một người sẽ đeo mặt nạ hình tròn diễu hành trên đường phố, mang đến cho mọi người niềm vui bằng những cử chỉ hài hước của mình. Mặt nạ này được cho là hiện thân của Ông Địa, vị thần tượng trưng cho sự thịnh vượng và là người nhắc nhở người dân biết ơn cho vụ mùa năm qua.

Đối với người Việt Nam, Tết Trung thu là Tết đoàn viên, là khoảng thời gian sum vầy bên những người thân yêu sau những ngày làm việc vất vả. Mâm cỗ cúng trăng truyền thống của người Việt Nam trong ngày Tết Trung thu gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành trong trái đất, và bánh nướng, bánh dẻo mang hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất trời hay biểu tượng sự sung túc. Những chiếc bánh nướng có vỏ ngoài vàng óng, còn bánh dẻo lại có màu trắng ngà với mùi thơm đặc trưng của từng hương vị khác nhau. 

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 1

Trung Quốc

Tết Trung thu ở Trung Quốc đã có từ thời Đường Huyền Tông, vào đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thống, người Trung Quốc tổ chức Tết Trung thu để tạ ơn Trời Đất, Thần Nông, ông bà tổ tiên, nên dùng các loại ngũ cốc làm ra các loại bánh cùng hoa quả để cúng tế. Trung thu ở Trung Quốc cũng là ngày lễ lớn thứ hai, chỉ sau Tết nguyên đán.

Tết Trung thu là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau dù có ở xa đến đâu. Vào ngày này người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố. Trong đêm Rằm sẽ thả đèn trên sông và thả đèn trời có chứa điều ước với hy vọng tâm nguyện sẽ được gửi tới trời xanh chứng giám.

Bánh mooncake là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu ở Trung Quốc. Bánh thường mang hình tròn tượng trung cho sự đoàn viên, viên mãn. Bánh Trung thu ở Trung Quốc gần giống với bánh trung thu ở Việt Nam. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều.

Trong ngày này, trẻ em Trung Quốc cũng được tham gia các đoàn múa lân, rước đèn và chú tễu nhảy múa trên phố vui nhộn.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 2

Singapore

Ở Singapore, Tết Trung thu là dịp để gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức món bánh trung thu ngọt ngào. Người Singapore tặng bánh trung thu cho nhau như một cử chỉ “gửi trao” yêu thương.

Bánh Trung thu ở Singapore có hình dáng khá giống với bánh trung thu ở Việt Nam nhưng hương vị thì hoàn toàn khác. Singapore có nhiều loại bánh Trung thu khá lạ như bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng. Bánh dẻo không còn giữ màu trắng truyền thống nữa mà được biến tấu với đủ loại màu sắc.

Ngoài bánh Trung thu truyền thống, một số loại bánh như Bloody Mary Snow Skin và Cranberry Cheese cũng được người dân lựa chọn.

Vào đêm Trung thu, chú sư tử biển Merlion bên vịnh Marina Bay - biểu tượng du lịch Singapore – sẽ trở nên lung linh hơn bao giờ hết liên tục đổi màu. Ánh sáng đèn màu được chiếu tạo thành một chú sư tư biển mang dáng dấp và màu sắc sặc sỡ. Các đường phố của Singapore cũng rực rỡ muôn mầu tạo nên một Trung thu vô cùng náo nhiệt.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 3

Nhật Bản

Tết Trung thu của Nhật Bản còn được gọi là Tsukimi - Lễ hội ngắm trăng, diễn ra ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Theo truyền thuyết Nhật Bản, trên Mặt trăng có một con thỏ sinh sống. Và nó giã bánh gạo mochi bằng vồ và cối. Người Nhật Bản ăn bánh gạo dango hình con thỏ trong ngày Trung thu để có sức khỏe tốt và hạnh phúc. Ngăn xếp bánh hình kim tự tháp thường đặt 15 chiếc dango để tượng trưng cho ngày 15 của tháng hoặc 12 chiếc bánh để đại diện cho số tháng trong một năm. Màu trắng và độ tròn của món bánh này nhằm mô phỏng vẻ đẹp của mặt trăng.

Ngoài ra, vào dịp lễ Trung thu ở Nhật Bản còn có sự góp mặt của một số món ăn như: khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen...

Không chỉ có vậy, dịp Trung Thu này, trẻ em Nhật Bản, đặc biệt là các bé trai được cha mẹ sắm cho một chiếc đèn lồng cá chép để tham gia rước đèn, đèn lồng cá chép có ý nghĩa tượng trưng cho lòng can đảm.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 4

Hàn Quốc

Tết Trung thu ở Hàn Quốc có tên gọi là tết Chuseok (lễ tạ ơn), ngày những người đi xa đều quay trở về quê hương để đoàn tụ. Thông thường, cả gia đình sẽ cùng vào bếp và thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon, một loại bánh gạo nhân vừng, đậu hoặc hạt dẻ sên ngọt và được gói lại thành hình trăng lưỡi liềm, rượu sindoju.

Vào mỗi buổi sáng của dịp này, các gia đình sẽ tiến hành nghi lễ pha trà charye để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đầu tiên, con trai lớn trong gia đình sẽ dọn bàn ăn. Sau đó, mọi người cúi đầu chào nhiều lần dựa trên giới tính và tuổi tác. Đây là hành động để cầu may mắn trong năm mới.

Nếu Trung thu ở Việt Nam có múa lân thì Trung thu Hàn Quốc có múa mặt nạ Talchum, nhảy vòng tròn Ganggangsullae. Ở Hàn Quốc người ta thường biểu diễn các điệu múa dân gian truyền thống, đấu vật và thăm viếng mộ của người thân vào dịp Tết Trung thu.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 5

Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 6

Triều Tiên

Tết Trung thu ở Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh xốp (muffin). Bánh muffin xốp giống hình bán nguyệt - nửa vầng trăng. Bánh làm làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo... Người Triều Tiên thường biếu tặng nhau loại bánh này vào Trung thu.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 7

Malaysia

Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp đèn lồng để đón mừng Tết Trung thu. Trong suốt mùa Trung thu ở Malaysia, bánh Trung thu được bày bán ở khắp nơi. Bánh Trung thu ở Malaysia không chỉ là bánh dẻo và bánh nướng với dạng hình tròn hay hình vuông mà còn có khuôn bánh hình sò biển, bông hoa, ngôi sao,… và đặc biệt là có rất nhiều màu. Ngoài ra còn có bánh trung thu lạnh hay còn gọi là bánh trung thu tuyết với nhân và vỏ lạnh mang đến một cảm giác hoàn toàn khác lạ cho người thưởng thức.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 8

Myanmar

Trung Thu tại Myanmar còn được biết đến với cái tên Lễ Trăng tròn hay Tiết Quang minh. Có thể nói, vào dịp này, khắp đất nước Myanmar đều lung linh, rực sáng khi nhà nhà đều thắp đèn lồng, vì thế ánh sáng lung linh, chiếu rọi khắp mọi nơi, mọi ngõ ngách tối tăm. Bánh Trung Thu ở đất nước này là các loại bánh nướng, nhân đậu xanh, trứng muối,...

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 9

Philippines

Món bánh truyền thống được ăn vào dịp này là gọi là bánh Hopia. Bánh này có rất nhiều loại như: Hoping mungo (bánh nướng đậu xanh), Hoping baboy (bánh nướng thịt heo), Hoping ube (bánh nướng khoai lang tím),…

Ngoài ra vào dịp Trung Thu, những người Philippines còn tham gia trò chơi xúc xắc làm cho ngày Trung thu thêm nhộn nhịp và náo nhiệt.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 10

Campuchia

Người Campuchia thường tổ chức "lễ hội trăng rằm" vào ngày 15/10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok-Om-Pok. Món ăn đặc trưng của người dân Campuchia trong ngày lễ hội này chủ yếu là cốm dẹt và một số lễ vật trong ngày này như mía, khoai, chuối...

Trong lễ hội, người Campuchia cũng thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng, để cầu mong viên mãn.

Các nước châu Á đón Tết Trung thu như thế nào? 11

Lào

Tết Trung thu ở Lào được gọi là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào ngày này mọi người dân Lào, bất kể già trẻ, gái trai đều ngắm trăng, thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca các giai điệu truyền thống thâu đêm./.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.