Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cà ri chà – Đậm đà vị Tết của người Chăm

Lam Anh (t/h) - 12:12, 08/01/2022

Tới những ngôi làng người Chăm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi thánh đường uy nghi, được tận mắt chứng kiến hình ảnh các cô gái Chăm thêu thùa bên khung cửa sổ, mà thực khách còn được thưởng thức những món ăn ngoncủa người Chăm theo đạo Hồi Islam. Đặc biệt là món cà ri chà trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Cà ri là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của đồng bào Chăm
Cà ri là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của đồng bào Chăm

Du khách đến làng Chăm mà không thưởng thức món cà ri Chà là một “thiếu sót lớn” và mất đi phần nào ý nghĩa của chuyến đi. Đặc biệt ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, đàn ông người Chăm nấu món cà ri rất ngon.

Người địa phương thường gọi người Chăm là “chà va” (đọc từ chữ Java) nên món cà ri của người Chăm được gọi là cà ri chà. Người Chăm sử dụng rất nhiều gia vị, hương liệu trong nấu ăn, nhất là bột cà ri và lá dứa (còn gọi là lá cà ri tươi), hành tím, tỏi... là những món gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị món ăn. Trong các món ăn của người Chăm, thành phần không thể thiếu là nước cốt dừa. Nước cốt dừa được thắng rất đặc để “làm mặt” khi nấu cà ri xong thì phủ lên. Người đầu bếp không chỉ dùng nhiều ớt trái nấu chung với nguyên liệu mà còn tăng cường cả ớt khô.

Để có được nồi cà ri thơm ngon, ngay từ khâu chuẩn bị các nguyên liệu đã được đồng bào lựa chọn một cách tỉ mỉ và công phu. Bên cạnh đó, quan trọng nhất vẫn là sự “khéo tay” của phụ nữ Chăm trong cách phối trộn nguyên liệu, béo mà không ngán, cay mà vẫn ngon. Nếu muốn thết đãi khách bằng những món ăn này, gia chủ phải chuẩn bị và nấu từ ngày hôm trước. Thành phần chủ lực để chế biến 3 món ăn trên là các nguyên liệu như: Thịt bò, gà, dê, cá; bột cà ri đặc trưng và lá cà ri.

Hấp dẫn món cà ri chà của người Chăm
Hấp dẫn món cà ri chà của người Chăm

Thịt dê làm xong được chặt miếng, ướp sả, tỏi bằm, hành ta, hành tây, gừng, riềng, bột cà ri, tiêu, ớt (tươi và khô), đường, bột ngọt, sữa tươi, sa tế, muối, xì dầu. Để khoảng một giờ cho thấm. Phụ gia gồm khoai tây (cắt vuông, chiên vàng) cà chua hộp, bột mì. Bắc chảo dầu lên bếp đun lửa già, phi tỏi thơm, cho một muỗng canh cà chua hộp xào chung với cà chua tươi cắt miếng, rồi cho thịt dê vào, xào săn, đổ thêm chút nước dảo (vắt dừa nạo) ngập thịt, nấu mềm. Lần lượt cho vào: củ sả đập dập, một số ớt trái, lá cà ri, khoai tây, bột mì (đã quậy lỏng với nước), cuối cùng là nước cốt dừa, mấy cọng hành, cuối cùng rắc một chút tiêu xay vào. Tuy được nấu với rất nhiều nước cốt dừa, nhưng khi hoàn thiện thì chỉ sền sệt và trở nên vàng sánh, rất đẹp mắt.

Theo ông Gosaly, Chánh Văn phòng Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh (Islam) An Giang cho biết: Mỗi loại phụ liệu trong món ăn này đều được nấu riêng, sau đó nấu chung lại với nhau để tạo cho hương vị hòa quyện. Một món cà ri ngon phải bắt mắt với màu sắc cà ri thật tươi, mùi vị thơm. 

Phụ nữ Chăm ăn Tết với cà ri chà
Phụ nữ Chăm ăn Tết với cà ri chà

Cà ri chà thường được ăn kèm với bún, bánh mì, song đặc biệt rất ngon nếu bạn được ăn với cơm nị - cơm được nấu với nước cốt dừa và nhiều loại gia vị khác nhau. Ngoài cà ri dê, người ta có thể nấu cà ri chà bằng thịt gà, thịt cừu hay hải sản (kể cả cá hồi), mỗi loại mang những hương vị độc đáo riêng.

Ngồi trên nhà sàn của người Chăm, gió lồng lộng từ sông thổi vào mà thưởng thức món cà ri thì còn gì bằng. Vị béo, cay và hương vị đậm đà của cà ri chà như níu kéo du khách muốn quay lại làng Chăm lần sau. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 2 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 2 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.