Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bóng núi Dùm hòa cùng biển lớn

Ghi chép của Lê Na - 15:06, 29/04/2021

Tôi lớn lên bên dòng sông Lô trong xanh biêng biếc. Qua bao miền hoang sơ, kỳ vỹ, sông về đây hối hả, quấn quýt đất quê hương làm nên bao huyền tích, lịch sử. Ông, cha chúng tôi từ sông Lô, núi Dùm ra đi đánh đuổi thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Thế hệ chúng tôi tiếp nối, lên đường đánh giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam. Rồi cả quê hương chung tay bảo vệ và xây dựng mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Sông Lô in bóng núi Dùm, mang bóng núi đi xa hòa cùng biển lớn.

Một ngôi nhà mới ở làng Dùm.
Một ngôi nhà mới ở làng Dùm.

Ngồi đọc lại lịch sử của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang những năm đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh, tôi không khỏi rưng rưng. Bao người nông dân từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam… bị cướp ruộng, đất. Những đồng bào Dao, Tày, Nùng… đói ăn được tuyển mộ đi phu. Núi Dùm giấu khoáng sản trong lòng, sừng sững cũng đầy chênh vênh, hiểm trở, rừng thiêng, nước độc. Mỗi ngày, công nhân mỏ phải làm việc từ mười đến mười hai tiếng trong điều kiện lao động kém an toàn, khai thác quặng thủ công, dụng cụ thô sơ, hang núi ẩm thấp, thiếu khí trời và ánh sáng…

Những cuộc đấu tranh của công nhân mỏ đã tác động mạnh tới Nhân dân quanh vùng. Cùng với sự tuyên truyền giác ngộ của Xứ ủy Bắc Kỳ, chi bộ đảng đầu tiên ở Tuyên Quang được thành lập - Chi bộ Mỏ Than.

Sự kiện lịch sử đó đã theo tôi suốt hành trình tuổi trẻ. Sông Lô, núi Dùm như một huyền thoại cần khám phá. Đại ngàn giờ không còn nữa nhưng còn đó màu lam tím thẫm bên sông. Rồi cây cầu Nông Tiến hiện hữu. Rồi cây cầu Tân Hà phía Bắc thành phố. Mới đây là cầu Tình Húc. Những cây cầu, nhân chứng cho sự vươn lên của mảnh đất này.

Tác giả cùng Phó làng Dùm- Nông Hồng Sơn.
Tác giả cùng Phó làng Dùm- Nông Hồng Sơn.

Tôi quyết định “thám hiểm” núi Dùm, gọi thế cho ra chuyến đi, thực ra, làng Dùm cách trung tâm thành phố 7km, chỉ vài chục phút rong ruổi xe máy là tới. Xóm của đồng bào Dao trên “cổng trời” này thuộc phường Nông Tiến, TP. Tuyên Quang. Con đường mòn cho người và ngựa ngày xưa nay được mở rộng. Có chỗ được rải đá cấp phối, nhiều đoạn đường đất. Đường men theo vách núi, một bên là vực sâu, ngày mưa nhiều đoạn trơn lầy, đi lại còn khó khăn. Trên đường vào núi Dùm, chúng tôi gặp những tường thành, hầm lò của Pháp xây từ năm 1905. Từng bậc gạch lên cao đã mòn vẹt chỉ còn là dấu tích. Những hố mắt đen ngòm, từ gạch đá lạnh nhìn thẳng vào tôi: Nào bu loong, cọc sắt. Những đường hầm, đường ray, hang núi… đã bị thời gian phủ bụi. Tôi hình dung những người công nhân, họ là người dưới xuôi hay người mạn ngược đã chịu bao khổ nhục nơi này. Mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của họ đã từng thấm đẫm núi Dùm.

Làng Dùm có 44 hộ, 145 khẩu, chủ yếu là người Dao quần trắng. Những căn nhà sàn đơn sơ nằm nép bên núi hay ven đồi. Bà con canh tác trên diện tích 12,5ha lúa một vụ, 6 ha ngô và sắn, khoai, rau màu trên nương đồi. Cây lâm nghiệp cũng là một thế mạnh tiềm năng của đồng bào. Bên ấm trà, anh Nông Hồng Sơn, (40 tuổi), Phó thôn tâm sự: Mấy năm qua, nhờ phát triển kinh tế nông nghiệp và trang trại, bà con đã có cuộc sống ổn định. Nhiều gia đình chăn nuôi, trồng cấy theo mô hình trang trại, có tích lũy. Điển hình như gia đình ông Hưởng, ông Quân, ông Tiến, ông Kinh, ông Quý… Chủ yếu các hộ trồng keo, mỡ phát triển rừng. Một số gia đình làm trang trại đã cho thu hoạch khá. Nhà sàn của Phó thôn Sơn gồm ba gian, mái lá, sàn gỗ. Căn nhà không to nhưng chắc chắn. Hai vợ chồng, hai đứa con, cháu gái lớn 17 tuổi, cháu trai 13 tuổi. Khi chúng tôi đến nhà, các cháu đều đi học. Học sinh THCS phải đi học cách nhà 7km. Tại làng Dùm có hai lớp ghép, mỗi lớp có hơn hai chục em và một điểm trường mầm non.

Khu phế tích của Pháp tại núi Dùm.
Khu phế tích của Pháp tại núi Dùm.

Chúng tôi gặp chị Vũ Thị Thu, 60 tuổi, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Chi Hội trưởng Hội Nông dân - với dáng người mảnh mai, bé nhỏ mà nhiều chức danh. Nếu không mang họ Vũ, tôi không nghĩ chị là người Kinh, quê Nam Định. Nước da chị đanh lại vì nắng, gió. Năm 1979, chị Thu lấy chồng người Dao và định cư ở nơi này. Hai vợ chồng chị có bốn người con. Chồng mất, các con đứa đi làm công ty, đứa lấy vợ, lấy chồng xa, giờ chỉ có hai mẹ con. Hằng năm, chị làm đủ gạo ăn, ngoài ra còn thu hoạch khoảng một tấn ngô, bảy tấn sắn khô và phát triển chăn nuôi.

Lên làng Dùm tôi mới hiểu thêm, cái bản nhỏ chênh chao trên núi đã có từ rất xưa. Họ là người miền núi, miền xuôi đùm bọc, yêu thương lẫn nhau, uống chung nguồn nước. Bao lớp người đi trước, xương cốt của họ đã khảm vào đất núi. Họ Nông của người Dao nhưng gốc là Nùng. Họ Vũ quê Nam Định, giờ chỉ quen nói tiếng Dao … Nhờ có bóng cờ của Đảng năm ấy, cái làng nhỏ heo hút, đói rách ngày xưa trên cổng trời ấy mới có cuộc sống no ấm hôm nay. Ngày vui, màu cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm lại tung bay trên nền xanh của núi rừng. Làng Dùm đang đi lên cùng quê hương Tuyên Quang trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 11 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 11 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 12 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 12 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 12 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.