Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bốn trụ cột “hạnh phúc” của đất nước Phật giáo Bhutan

Duy Ly (theo bbctravel) - 15:47, 17/11/2021

Nằm giữa hai cường quốc kinh tế là Trung Quốc và Ấn Độ, với dân số chỉ hơn 760.000 người, Vương quốc Bhutan được biết đến trên toàn cầu, với thước đo độc đáo để đánh giá về sự phát triển của quốc gia là Chỉ số Tổng hạnh phúc Quốc gia (GNH).

Đất nước Bhutan yên bình, xinh đẹp
Đất nước Bhutan yên bình, xinh đẹp

Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH)

Khái niệm này được đưa vào thực hiện năm 1972, bởi vị vua thứ tư của Bhutan là Jigme Singye Wangchuck. Không dựa vào các định lượng kinh tế truyền thống, Bhutan đánh giá mức độ phúc lợi tổng thể của đất nước mình, trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội bền vững và công bằng; bảo vệ môi trường; bảo tồn và phát huy văn hóa và quản trị quốc gia tốt.

Tổng hạnh phúc Quốc gia là tập hợp các điều kiện, những yếu tố thường thấy để có được một cuộc sống tốt đẹp”, Đại sư Eminence Khedrupchen Rinpoche cho biết.

Cũng theo Đại sư, hạnh phúc là mối quan tâm của tất cả mọi người. Dù có thừa nhận hay không, thì đây vẫn là lẽ sống của loài người chúng ta.

Là người đứng đầu Tu viện Sangchen Ogyen Tsuklag ở Trongsa, Bhutan, Đại sư Eminence Khedrupchen Rinpoche tường tận tất cả về hành trình theo đuổi hạnh phúc. Đảm nhận vị trí này khá sớm (năm 2009) khi đó mới 19 tuổi, ông là một trong những Rinpoche (bậc thầy tâm linh) trẻ nhất ở Bhutan vào thời điểm đó. Nay ở tuổi 31, ông đã dành trọn 12 năm vừa qua để hết lòng chỉ dạy cho chúng sinh toàn cầu về giáo lý cốt lõi của Phật pháp, và cách vận dụng chúng để sống hạnh phúc hơn mỗi ngày, bất kể nguồn gốc văn hóa và tôn giáo của mỗi cá nhân.

Đại sư Eminence Khedrupchen Rinpoche
Đại sư Eminence Khedrupchen Rinpoche

Trước đại dịch, Đại sư Rinpoche đã đi khắp thế giới để thuyết giảng và chủ trì các buổi hội thảo thông qua sáng kiến ​​Neykor của mình. Ông cũng vun đắp cho kế hoạch xây dựng Học viện Phật giáo đầu tiên ở Bhutan, với dự định sẽ chào đón tất cả học viên có quan tâm tìm hiểu về triết lý nhà Phật, bất kể nền tảng xuất thân hay tôn giáo của họ.

“Mọi việc tôi đang làm lúc ấy đều phải hoãn lại. Tôi quyết định xem đây là cơ hội để củng cố sâu sắc hơn những kinh nghiệm mình đang có, đồng thời tự cách ly. Tôi đã lên núi và sống ở đó với rất ít thức ăn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không có nơi trú ẩn nào khác ngoài hang động tự nhiên. Điều đó cho tôi thời gian để thực sự thấm nhuần những lời dạy của chính mình. Điều trở nên rất rõ ràng là hạnh phúc thực sự không hề liên quan đến những vật ngoài thân. Nó xuất phát từ chính bên trong chúng ta”, Đại sư Rinpoche nói.

Tất nhiên, Đại sư Rinpoche nhấn mạnh rằng, những người bình thường không cần khổ hạnh như ông để tìm đến sự bình yên. Ông cho rằng: Chúng ta nên ngừng tìm kiếm hạnh phúc trong những trải nghiệm ngoài thân. Hạnh phúc có 4 trụ cột, đó là: Tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự buông bỏ và nghiệp nhân quả. Những điều này có thể được chiêm nghiệm mọi lúc, mọi nơi với mỗi con người.

Người dân “hạnh phúc” trên đất nước “hạnh phúc”
Người dân “hạnh phúc” trên đất nước “hạnh phúc”

Bốn trụ cột hạnh phúc

Theo Đại sư Rinpoche, “tình yêu thương” là chìa khóa tạo ra hạnh phúc không chỉ cho riêng mình, mà còn cho mọi người. Bạn phải yêu lấy bản thân và hiểu thật rõ rằng bạn luôn an yên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Từ đó, bạn mới có thể lan tỏa lòng từ bi đến người khác.

Đối với Chunjur Dozi, một cựu hướng dẫn viên du lịch người Bhutan, anh tin rằng “lòng từ bi trắc ẩn” của người dân quê hương anh bắt nguồn từ tôn giáo. “Chúng tôi có ý thức cộng đồng mạnh mẽ trong việc giúp đỡ người khác, điều này xuất phát từ phần lớn dân số theo đạo Phật. Tôi luôn cân nhắc xem những gì tôi làm có mang lại lợi ích cho cộng đồng hay không”.

“Buông bỏ” hay chấp nhận vạn vật vô thường - là một triết lý Phật giáo nằm trong gốc rễ của văn hóa Bhutan. “Khi gặp trắc trở, đừng nản lòng thoái chí, vì vạn vật luôn thay đổi. Khi ta chấp nhận vạn vật là vô thường, thì ta hiểu rằng sẽ luôn có sự đổi thay và đi cùng với thay đổi là niềm hy vọng”, Đại sư Rinpoche cho biết.

Đối với trường hợp của Dozi, sau khi mất đi công việc hướng dẫn viên du lịch do đại dịch Covid-19, anh đã quay trở về quê hương. Kể từ khi quay về làng, anh vừa học làm nghề mộc và giúp đỡ xóm làng sửa chữa nhà cửa, vừa bắt tay vào một dự án cộng đồng lớn. “Chúng tôi đã cải tiến một trang trại kiểu cũ bị một gia đình bỏ hoang, biến nó thành một điểm du lịch. Từ lâu tôi đã luôn ủng hộ chủ trương tiếp cận du lịch một cách sâu rộng hơn cho những du khách muốn khám phá văn hóa và lối sống chốn thôn quê ở Bhutan”, Dozi chia sẻ.

Về “nghiệp nhân quả”, Đại sư Rinpoche cho rằng: Mọi người hầu như hiểu lầm về nghiệp. Đa số đều cho rằng nó có nghĩa là gieo gió thì gặt bão, như thể một cách trả thù hay một hình phạt hiển nhiên. Thật ra không phải như thế. Nghiệp ở đây là về nhân quả và hoàn cảnh. Nó giống như việc gieo hạt một giống cây vậy. Gieo hạt xoài sẽ mọc thành cây xoài chứ không thể thành cây khác được. Tin vào nghiệp là một cơ hội để thay đổi và định hình bản thân, để thực sự xây dựng nên con người mà bạn muốn trở thành và làm những gì bạn muốn đạt được.

Người Bhutan được tiêm vắc xin chống lại Covid-19 tại một trung tâm cộng đồng ở Trashigang
Người Bhutan được tiêm vắc xin chống lại Covid-19 tại một trung tâm cộng đồng ở Trashigang

Những vấn đề chung của đất nước

Đại sư Rinpoche khẳng định rằng, Bhutan “vô cùng yên bình, lại sở hữu môi trường thiên nhiên hùng vĩ và nguyên sơ” vẫn có những vấn đề của riêng nó, như mọi đất nước khác trên thế giới.

Lạm phát tiếp tục leo thang, với chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng mất an ninh lương thực cũng là một thực tế (Bhutan nhập khẩu gần 50% nhu cầu lương thực thực phẩm) và giá thức ăn đã tăng gần 15%. Tác động từ việc đóng cửa biên giới từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2021 khiến ít nhất 50.000 người trong ngành du lịch mất việc làm và sinh kế.

Dù vậy, quản trị quốc gia tốt, một trong những nền tảng của chỉ số GNH, vẫn luôn là yếu tố quan trọng giúp Bhutan vượt qua đại dịch. Những ứng phó nhanh chóng của chính phủ trước tác động của Covid-19 lên kinh tế- xã hội, đã được cộng đồng quốc tế tán dương, khi nước này hoãn thuế, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho người dân.

Các nghị viên Quốc hội đã quyên góp 1 tháng lương cho các nỗ lực cứu trợ. Chính phủ cũng ưu tiên tiêm phòng cho người dân và đến nay 90,2% dân số đủ điều kiện đã được tiêm chủng đầy đủ.

“Điều thực sự đặc biệt là người Bhutan luôn tồn tại một ý niệm thống nhất về lòng biết ơn, hạnh phúc cộng đồng và bản sắc dân tộc”, Thinley Choden - một doanh nhân và nhà tư vấn xã hội, chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 21/05/2024
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 19:08, 21/05/2024
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 19:06, 21/05/2024
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 19:04, 21/05/2024
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:55, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 18:44, 21/05/2024
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 18:40, 21/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 18:38, 21/05/2024
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18:35, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 18:33, 21/05/2024
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.