Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khẩn trương xuất dự trữ thương mại đáp ứng cho thị trường

PV - 23:40, 02/11/2022

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các doanh nghiệp (DN) có vốn Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu khẩn trương xem xét xuất dự trữ thương mại để đáp ứng nhu cầu cho hệ thống, ứng cứu cho địa bàn thiếu xăng dầu cục bộ hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về nguồn cung xăng dầu chiều 2/11. (Ảnh: VGP/PT)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về nguồn cung xăng dầu chiều 2/11. (Ảnh: VGP/PT)

Chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về nguồn cung xăng dầu.

DN chịu lỗ để nhập xăng dầu giá cao cung ứng cho thị trường

Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) chia sẻ: Năm 2022, tình hình ngành năng lượng nói chung và lĩnh vực xăng dầu nói riêng trên thế giới rất khó khăn, đặc biệt từ tháng 11 tới đây, OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày và Nga giảm sản lượng xuất khẩu, sẽ tạo áp lực lớn lên nguồn cung dầu thô và xăng dầu toàn cầu cũng như Việt Nam.

Với vai trò là DN có vốn Nhà nước, PVN luôn nhận thức trách nhiệm của mình trong chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật, nỗ lực cao nhất để thực hiện mục tiêu của Chính phủ đặt ra, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt liên quan đến cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Tập đoàn đã bảo đảm Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn luôn hoạt động ổn định với công suất cao hơn công suất thiết kế, ở thời điểm hiện tại đạt 109% công suất.

Tương tự, với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, PVN cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác để vận hành nhà máy ổn định, bảo đảm sản lượng sản xuất và giao hàng cho thương nhân đầu mối đủ hoặc cao hơn hợp đồng đã ký kết. Hiện, Nghi Sơn đang hoạt động 100% công suất.

Trong những tháng tới, bên cạnh các giải pháp đang triển khai hiện nay, PVN khẳng định, sẽ tiếp tục cùng các đối tác có nhiều giải pháp hỗ trợ giao nhận, điều chỉnh quá trình sản xuất - tiêu thụ đồng bộ để có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.

Đại diện Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho biết, cho đến hết tháng 10/2022, PVOil đã thực hiện tổng nguồn đạt khoảng 3,3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại và ước tính hết năm 2022 sẽ đạt khoảng gần 4 triệu m3/tấn, tăng so với bình quân các năm trước đây khoảng 800.000 m3/tấn nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. PVOil cũng đang nỗ lực thực hiện pha chế xăng bổ sung thêm nguồn cung trong nước.

Về phía Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, ông Đào Nam Hải - Tổng Giám đốc Tập đoàn cho hay, trong bối cảnh Chính phủ và các bộ, ngành đã vào cuộc hết sức quyết liệt để “xắn tay” cùng xử lý, tháo gỡ vướng mắc nhằm bình ổn thị trường, Petrolimex đã nghiêm túc triển khai, thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương với tinh thần trách nhiệm cao nhất và trong phạm vi nguồn lực của mình, thậm chí chấp nhận thiệt thòi về hiệu quả kinh tế khi phải mua hàng với giá cao để bảo đảm nguồn.

Cụ thể, trong 9 tháng, Petrolimex đã tạo nguồn 7.347.000 m3/tấn xăng dầu, vượt 26% so với kế hoạch được phân giao trong 9 tháng là 5.775.000 m3/tấn, tương đương 95% kế hoạch được phân giao cả năm 2022 là 7,7 triệu m3/tấn.

Petrolimex cũng đã nhập khẩu đến 140% so với sản lượng nhập khẩu bổ sung quý II được giao theo Quyết định 242 của Bộ Công Thương, gồm nhập khẩu 42% và tạo nguồn trong nước 58%.

“Ngay sáng nay, Petrolimex đã điều động khẩn cấp 1 tàu xăng 40.000 m3 đang đi vào cảng Hạ Long thì đổi hướng về cảng Nhà Bè để kịp thời xử lý khó khăn, đáp ứng nhu cầu của thị trường TP. Hồ Chí Minh, dự báo chỉ ngày mai (3/11) sẽ cập cảng Nhà Bè”, ông Đào Nam Hải thông tin.

Rất cần các DN đầu mối chung tay góp sức

Ghi nhận những nỗ lực trong việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa của các DN đầu mối xăng dầu lớn nhất, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “Xăng dầu là nguồn năng lượng không thể thiếu cho nền kinh tế. Do đó, Bộ Công Thương và ở đây là các DN xăng dầu "anh cả" phải cam kết không để đứt gẫy nguồn cung”.

Để làm được việc này, Bộ trưởng đề nghị các DN có vốn Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu như: PVN, Petrolimex, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex), Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ… chia sẻ nguồn cung của mình từ nguồn dự trữ thương mại, kể cả việc tăng sản lượng sản xuất và tăng sản lượng nhập khẩu.

“Đây là hành động cần sự hy sinh và chung tay góp sức của các DN đầu mối xăng dầu. Bởi đây là thời điểm các DN kinh doanh nhập khẩu xăng dầu đang gặp rất nhiều khó khăn”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng đề nghị PVN chủ động làm việc với 2 DN lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bình Sơn tiếp tục nỗ lực sản xuất vượt kế hoạch để có thể để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Bên cạnh động viên và yêu cầu các DN nỗ lực chung tay góp sức, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Bộ đang tiếp tục tham mưu và trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP kinh doanh xăng dầu theo hướng đưa ra các điều kiện kinh doanh thực tế hơn.

Bởi, Bộ trưởng nhìn nhận sau “cú Shock” vừa qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu lâu nay đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, việc sửa đổi chính sách sẽ theo hướng tăng trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ chính trị của DN kinh doanh xăng dầu nhưng cũng bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho DN.

Đối với việc xử lý những DN chưa thực hiện đúng quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ trưởng cho biết: Hiện trong 36 đầu mối kinh doanh xăng dầu của cả nước, mới chỉ có 22 DN thực hiện đạt và vượt kế hoạch được phân giao, kế hoạch bổ sung.

“Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ Công Thương tiếp tục kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới… Các DN không thực hiện đúng quy định trong việc kinh doanh xăng dầu sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật, bởi đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chúng ta không chấp nhận những DN quyền lợi thì hưởng còn nghĩa vụ thì không thực hiện”, Bộ trưởng kiên quyết.

Các DN có vốn Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu chia sẻ nguồn cung của mình từ nguồn dự trữ thương mại, kể cả việc tăng sản lượng sản xuất và tăng sản lượng nhập khẩu. (Ảnh minh họa)
Các DN có vốn Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu chia sẻ nguồn cung của mình từ nguồn dự trữ thương mại, kể cả việc tăng sản lượng sản xuất và tăng sản lượng nhập khẩu. (Ảnh minh họa)

Tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp chỉ đạo các DN kinh doanh xăng dầu có vốn Nhà nước triển khai tích cực các biện pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.

Đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương rà soát và điều chỉnh kịp thời các chi phí trong cơ cấu giá xăng dầu để bảo đảm tính đúng, tính đủ các chi phí phát sinh thực tế cho doanh nghiệp; chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện cho việc thông quan xăng dầu nhập khẩu; tiếp tục rà soát các loại thuế đối với mặt hàng xăng dầu để đa dạng hóa nguồn cung và hỗ trợ kiểm soát giá xăng dầu.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ và thủ tục vay vốn.

Các bộ, ngành chức năng rà soát các quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, sát với thực tế và tuân thủ theo đúng quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Giá xăng dầu thế giới biến động nhiều và mạnh

Báo cáo về tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ tại một số địa phương, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, bối cảnh hiện nay thị trường mặt hàng xăng dầu trên thế giới có biến động rất bất thường do xung đột chính trị giữa các nước, nhất là kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine xảy ra gây khủng hoảng về nguồn cung xăng dầu trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 20 - 30% lượng xăng dầu thành phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và nhập khẩu nguyên liệu dầu thô để phục vụ hoạt động sản xuất xăng dầu thành phẩm của hai nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn và Nghi Sơn. Vì vậy, các vấn đề trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến biến động của thị trường xăng dầu trong nước.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu thế giới biến động nhiều và mạnh. Cụ thể, giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57 - 85% so với cùng kỳ năm 2021. Giai đoạn cuối tháng 6 đến cuối tháng 9/2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên tục với biên độ lớn. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC+ và hiện nay tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường.

Nhiều DN đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ do đã nhập khẩu khối lượng xăng dầu tương đối lớn với giá cao (trong quý II), từ quý III giá lại giảm liên tục. Do thua lỗ, nhiều DN đã thu hẹp hoạt động kinh doanh, nhập khẩu cầm chừng, cắt giảm các chi phí kinh doanh trong đó có việc cắt giảm mạnh chiết khấu bán hàng dẫn đến DN bán lẻ xăng dầu không đủ chi phí duy trì kinh doanh và cắt giảm sản lượng hoặc gián đoạn việc bán hàng.

Tỷ giá USD/VND tăng cao; tình hình mưa bão ảnh hưởng đến việc vận chuyển xăng dầu cũng là những nguyên nhân làm chậm nguồn cung ứng xăng dầu trong một số thời điểm.

Về nhóm nguyên nhân chủ quan, Bộ Công Thương đưa ra 4 vấn đề: Các chi phí kinh doanh xăng dầu thực tế (chi phí vận chuyển, Premium…) tăng cao nhưng những chi phí này chưa được rà soát, điều chỉnh tăng kịp thời; DN khó tiếp cận nguồn ngoại tệ, nguồn tín dụng; một số DN đầu mối khu vực phía Nam bị tước Giấy phép kinh doanh xăng dầu trong thời gian 1 - 1,5 tháng (do vi phạm hành chính) dẫn đến ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu tại một số địa bàn; có DN đầu mối kinh doanh xăng dầu bị Tổng cục Hải quan ngừng thông quan mặt hàng xăng dầu do không đáp ứng điều kiện về việc kết nối dữ liệu điện tử.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 6 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 6 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 6 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 6 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.