Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ đội Biên phòng Cao Bằng: Gần dân để hiểu và giúp đỡ dân

Lâm Anh - 17:39, 08/11/2023

Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc có đường biên giới dài 333,125 km thuộc 7 huyện, tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Với vai trò và trách nhiệm của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, ngoài nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, BĐBP Cao Bằng đã và đang tích cực tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, nhất là tại các xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn.

Gắn bó máu thịt với nhân dân 

Địa bàn khu vực biên giới Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng được giao quản lý có 37 xã, 3 thị trấn thuộc 7 huyện biên giới, với 512 xóm. Đời sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một số  quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới còn hạn chế. Với vai trò và trách nhiệm của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, ngoài nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, BĐBP Cao Bằng đã và đang tích cực tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương, nhất là tại các xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp với lực lượng chức năng Trung Quốc trong việc tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng tình hữu nghị và giữ vững sự bình yên nơi biên giới.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp với lực lượng chức năng Trung Quốc trong việc tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng tình hữu nghị và giữ vững sự bình yên nơi biên giới.

Theo Đại tá Đặng Hồng Quân, Chính ủy BĐBP tỉnh Cao Bằng: Muốn hiểu dân thì phải gần dân, chia sẻ với dân. Do vậy, thực hiện chương trình phối hợp với Đảng ủy 7 huyện biên giới, Đảng ủy BĐBP tỉnh đã điều động 123 lượt cán bộ tăng cường cho 40 xã, thị trấn biên giới. Cùng với đó là chỉ đạo các đồn Biên phòng giới thiệu 151 lượt đảng viên tham gia sinh hoạt Đảng tạm thời tại các chi bộ xóm biên giới. 

Ngoài ra, BĐBP tỉnh còn phân công 453 đảng viên các đồn Biên phòng phụ trách 2.161 hộ gia đình ở khu vực biên giới. “Vì gần dân, thấu hiểu dân nên cán bộ, chiến sỹ Biên phòng Cao Bằng đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện của các hộ gia đình. Trên cơ sở đó, làm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp đề ra các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương” - Đại tá Đặng Hồng Quân chia sẻ thêm. 

Trên tinh thần đó, chiến sỹ các đồn biên phòng đã chủ động, tích cực gần dân, gắn bó với dân để hiểu dân. Nhiều đồn biên phòng đã thực hiện các mô hình giúp dân hiệu quả. Điển hình như Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Đồn được giao phụ trách 4 xã, 2 thị trấn thuộc huyện Quảng Hòa, với 62 xóm, tổ dân phố. Theo Trung tá Phùng Danh Tuyên, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, thực hiện mô hình giúp dân di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà và giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, đến nay, đơn vị đã giúp 628 hộ di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở; trực tiếp hỗ trợ 48 hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, Đồn còn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương trao 167 con bò giống cho 167 hộ dân nghèo tại 4 xã, 2 thị trấn trên địa bàn do đơn vị quản lý theo Chương trình “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”. Dịp Tết 2023 vừa qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng còn trao tiền hỗ trợ xây nhà cho 3 hộ gia đình trị giá 170 triệu đồng, tặng 60 suất quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cháu học sinh nghèo vượt khó.

Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương trao 167 con bò giống cho 167 hộ dân nghèo tại 4 xã, 2 thị trấn trên địa bàn đơn vị quản lý theo Chương trình “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”
Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương trao 167 con bò giống cho 167 hộ dân nghèo tại 4 xã, 2 thị trấn trên địa bàn đơn vị quản lý theo Chương trình “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”

Giúp dân thoát nghèo

Không chỉ là người lính cầm súng bảo vệ biên cương, cán bộ, chiến BĐBP Cao Bằng còn là những tuyên truyền viên pháp luật, là thầy giáo, người lao động, luôn sát cánh cùng với người dân. Sự tận tụy đó của người lính mang quân hàm xanh đã từng bước góp phần mang lại no ấm, bình yên cho nhiều bản làng biên giới. Tùy theo khả năng và điều kiện, mỗi đơn vị Biên phòng sẽ có cách làm để giúp dân một cách hiệu quả…

Xã biên giới Sóc Hà, huyện Hà Quảng (địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng cửa khẩu Sóc Giang) có 714 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao cùng chung sống. Từ một xã nghèo, còn nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở còn yếu kém, đến năm 2019, Sóc Hà đã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Anh Hoàng Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Sóc Hàm, huyện Hà Quảng chia sẻ: “Đó là kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu của chính quyền, người dân và cả sự hỗ trợ, giúp sức của Đồn Biên phòng cửa khẩu Sóc Giang. Các anh BĐBP đã đóng góp nhiều ngày công lao động, huy động nguồn lực xây dựng các công trình. Điển hình là đã huy động 100 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng Nhà văn hóa xóm vùng cao Lũng Mật, nơi 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống…”.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tham gia giúp đỡ Nhân dân xóm Nà Pò, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh đổ đường bê tông xây dựng nông thôn mới.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tham gia giúp đỡ Nhân dân xóm Nà Pò, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh đổ đường bê tông xây dựng nông thôn mới.

Thượng tá Lê Minh Tuyến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Sóc Giang cho biết, trong năm 2023, cán bộ, chiến sỹ đơn vị đã đóng góp hàng trăm ngày công giúp dân 2 xã trong địa bàn thu hoạch vụ mùa, sửa chữa nhà, tu sửa đường liên xóm, di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở. Đặc biệt là Đồn đã phối hợp với các nhà hảo tâm trao 32 con bò giống cho 32 hộ nghèo và tặng 22 suất quà cho 22 hộ nghèo.

Ở Đồn Biên phòng Thị Hoa thuộc huyện Hà Quảng, thực hiện phương châm “3 bám, 4 cùng”, đơn vị đã triển khai cho 29 đảng viên phụ trách 133 hộ gia đình ở khu vực biên giới. Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị đã cử trên 700 lượt CB, CS tham gia giúp nhân dân lao động sản xuất; hỗ trợ hàng chục triệu đồng mua lợn giống cho các hộ nghèo. Cùng với đó là phối hợp thi công đưa vào sử dụng công trình “Thắp sáng vùng biên” trong các khu dân cư.

Qua tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2023, Đồn Biên phòng Thị Hoa đã vận động được 159,5 triệu đồng ủng hộ các chương trình an sinh xã hội của địa phương. Những việc làm thiết thực của Đồn Biên phòng Thị Hoa đã góp phần cùng chính quyền và nhân dân 2 xã biên giới Thị Hoa, Cô Ngân sớm về đích, đạt chuẩn nông thôn mới.

Gần dân, trọng dân, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ dân là phương châm hành động mọi lúc, mọi nơi của BĐBP Cao Bằng. Từ những việc làm đầy tính nhân văn đó đã giúp cho đồng bào DTTS thoát khỏi đói nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no, tươi đẹp hơn. Tình quân dân ngày càng thêm gắn bó, niềm tin của nhân dân ở khu vực biên giới đối với Đảng, vào Nhà nước và Quân đội ngày càng được củng cố.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 47 phút trước
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 11 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 11 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 11 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.