Analytic
Chủ nhật, ngày 06 tháng 04 năm 2025, 21:28:36

Bình Phước: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng DTTS và miền núi

Minh Phương - 12:15, 05/12/2023

Thực hiện Đề án chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Bình Phước đã phê duyệt tổ chức 18 điểm tại 4 xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, 14 xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để hỗ trợ bà con ứng dụng công nghệ thông tin.

Nông dân Bình Phước chăm sóc mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao.
Nông dân Bình Phước chăm sóc mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, việc triển khai các điểm hỗ trợ trên nhằm cụ thể hóa việc triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Mục tiêu chung của Đề án này là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). 

Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình từ trung ương đến địa phương. Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình. Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã phê duyệt danh sách điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn năm 2023. Theo đó, tỉnh sẽ tổ chức 18 điểm tại 4 xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, 14 xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để hỗ trợ bà con ứng dụng công nghệ thông tin.

Cụ thể: 14 xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm: Ấp 8, xã Thanh Hòa; ấp Bù Tam, xã Hưng Phước; ấp Mười Mẫu, xã Phước Thiện; ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến đều thuộc huyện Bù Đốp. Chốt dân quân biên giới ấp Suối Thôn, xã Lộc Hòa; Nhà văn hóa ấp K’Liêu, xã Lộc Thành; ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh đều thuộc huyện Lộc Ninh. Nhà văn hóa thôn 6, xã Long Tân, huyện Phú Riềng. Nhà văn hóa thôn 5, xã Đăng Hà; Nhà văn hóa thôn 5, xã Đường 10; Nhà văn hóa thôn 10, xã Thống Nhất đều thuộc huyện Bù Đăng. Nhà văn hóa thôn Bù Kroai, xã Đức Hạnh; Nhà văn hóa thôn Bình Giai, xã Phước Minh; Nhà văn hóa thôn 9, xã Bình Thắng đều thuộc huyện Bù Gia Mập.

4 xã thuộc khu vực III: Trung tâm học tập cộng đồng xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh; Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã Đắk Ơ; Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã Bù Gia Mập; Trung tâm văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng xã Phú Văn đều thuộc huyện Bù Gia Mập.

Tại mỗi điểm hỗ trợ, người dân được sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng thông rộng theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Các điểm hỗ trợ này giúp người dân tìm hiểu thông tin về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước qua mạng internet; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa - xã hội, kiến thức về đảm bảo an ninh, trật tự; giúp người dân vùng khó khăn có kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng di động, nền tảng số, dịch vụ trực tuyến trên mạng internet.

Đề án cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp trung ương đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá. 100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống;

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng DTTS và miền núi
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng DTTS và miền núi

100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp trung ương đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai; thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân. Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh...). 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng CNTT trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số.

Đồng thời, phấn đấu các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ trung ương đến địa phương được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành phòng họp trực tuyến. Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số. 100% các hệ thống thông tin thuộc Đề án được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng. 

Phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án. 

Phấn đấu từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 4 giờ trước
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 5 giờ trước
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 5 giờ trước
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 5 giờ trước
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.
Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch

Du lịch - PV - 10 giờ trước
Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc, với hơn 378 ngàn người đồng bào DTTS - chiếm tỷ lệ 24,54% dân số toàn tỉnh; bao gồm có các dân tộc gốc Tây Nguyên (Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Mnông...), các DTTS từ các tỉnh di cư vào sinh sống (Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông...). Mỗi dân tộc đều lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo, làm phong phú và góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu, đa bản sắc văn hóa truyền thống của Lâm Đồng, là nguồn tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Kon Tum: Mưa to, gió lốc gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân xã Đăk Na

Trang địa phương - Ngọc Chí - 10 giờ trước
Ông Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch UBND xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, chiều 5/4, trên địa bàn xã có mưa to và gió lốc đã gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân và các công trình công cộng trên địa bàn xã.