Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bế mạc COP26: Thế giới đạt thỏa thuận giữ mức nóng lên toàn cầu 1,5 độ C

PV - 15:02, 14/11/2021

Ngày 13/11, tức sáng nay theo giờ Việt Nam, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với thỏa thuận toàn cầu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C như đã đặt ra trong Thỏa thuận Paris 2015 để cứu thế giới khỏi thảm họa biến đổi khí hậu.

Các đại biểu chụp ảnh chung khi kết thúc Hội nghị khí hậu COP26. Ảnh: Reuters
Các đại biểu chụp ảnh chung khi kết thúc Hội nghị khí hậu COP26. Ảnh: Reuters

Thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow

Sau hai tuần đàm phán căng thẳng, 197 quốc gia đồng ý thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu và hoàn thiện các mục tiêu nổi bật của Thỏa thuận Paris.

Hiệp ước Khí hậu Glasgow, kết hợp với tham vọng và hành động gia tăng từ các quốc gia, có nghĩa là mục tiêu giữ cho trái đất nóng lên ở 1,5 độ C vẫn còn trong tầm ngắm, nhưng nó sẽ chỉ được thực hiện với những nỗ lực toàn cầu.

Mục tiêu này đòi hỏi phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.

Một nội dung quan trọng trong Hiệp ước mới là kêu gọi việc “giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả", đồng thời thừa nhận "sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”. Đây được xem là bước ngoặt lớn bởi lần đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập tại một thỏa thuận của COP.

Hiệp ước yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau", để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức "dưới 2 độ C" hoặc 1,5 độ C theo Thỏa thuận Paris. Đây là một bước tiến bởi theo các thỏa thuận khí hậu trước đây của Liên hợp quốc, các quốc gia được yêu cầu đệ trình các kế hoạch này, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC), 5 năm một lần.

Các đại biểu vỗ tay nhất trí cao sau khi Chủ tịch COP26 Alok Sharma phát biểu bế mạc. Ảnh: Reuters
Các đại biểu vỗ tay nhất trí cao sau khi Chủ tịch COP26 Alok Sharma phát biểu bế mạc. Ảnh: Reuters

Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD mỗi năm; đồng thời thúc giục các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này.

Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019. Trong khi các nước phát triển chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước đang phát triển lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Tổn thất và thiệt hại - một vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển - đã được đưa vào Hiệp ước, với việc kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Hiệp ước khẳng định tính cấp thiết của việc mở rộng quy mô hành động và hỗ trợ, nếu phù hợp, bao gồm tài trợ, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, để thực hiện các phương pháp tiếp cận nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết tổn thất và thiệt hại liên quan đến các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những tác động này.

Sách Quy tắc Paris, hướng dẫn về cách thức thực hiện Thỏa thuận Paris, cũng đã được hoàn thành tại COP26 sau sáu năm thảo luận.

Bên cạnh đó, COP26 đã đưa ra một cam kết rõ ràng trong việc bảo vệ các môi trường sống tự nhiên quý giá, với 130 quốc gia cam kết chấm dứt nạn phá rừng từ vào năm 2030, chiếm 90% diện tích rừng trên thế giới.

Trong khi đó, quá trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông không phát thải đang diễn ra nhanh chóng. Một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất đang làm việc cùng nhau để cam kết tất cả các doanh số bán ô tô mới sẽ không phát thải vào năm 2040 và vào năm 2035 tại các thị trường hàng đầu. Các quốc gia và thành phố đang theo đuổi mục tiêu loại bỏ xe xăng và xe diesel đầy tham vọng.

Mục tiêu 1,5 độ C chỉ tồn tại nếu chúng ta giữ lời hứa của mình

Nhìn chung, các quyết định của COP đã đi xa hơn bao giờ hết trong việc ghi nhận và giải quyết những mất mát và thiệt hại do các tác động hiện có của biến đổi khí hậu.

Cảm nhận về nhiệm vụ trước mắt, Chủ tịch COP26 Alok Sharma xúc động nói: "Bây giờ chúng ta có thể nói với độ tin cậy rằng chúng ta đã giữ được cam kết 1,5 độ C tồn tại. Tuy nhiên, nhịp đập của nó rất yếu và nó sẽ chỉ tồn tại nếu chúng ta giữ lời hứa của mình và chuyển các cam kết thành hành động nhanh chóng. Tôi biết ơn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã hợp tác với chúng tôi để tổ chức COP26 thành công".

Theo Chủ tịch COP26, từ đây, bây giờ chúng ta phải cùng nhau tiến lên và thực hiện những kỳ vọng được đề ra trong Hiệp ước Khí hậu Glasgow, đồng thời thu hẹp khoảng cách rộng lớn vẫn còn. "Bởi vì như Thủ tướng Barbados, bà Mia Mottley đã nói với chúng tôi khi bắt đầu hội nghị này, đối với Barbados và các quốc đảo nhỏ khác, '2 độ C là một bản án tử hình'", ông nói.

"Tất cả chúng ta đều phải duy trì kim chỉ nam của mình là giữ 1,5 độ C trong tầm tay và tiếp tục nỗ lực để có được dòng chảy tài chính và thúc đẩy sự thích ứng. Sau nỗ lực của các quốc gia để đạt được Hiệp ước Khí hậu Glasgow, công việc của chúng ta ở đây không thể bị lãng phí", Chủ tịch COP26 Alok Sharma khẳng định.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu bế mạc COP26. Ảnh: Reuters
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu bế mạc COP26. Ảnh: Reuters

Phát biểu bế mạc COP26, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói: "Các văn bản được thông qua là một sự thỏa hiệp. Chúng phản ánh lợi ích, điều kiện, mâu thuẫn và trạng thái ý chí chính trị trên thế giới ngày nay".

"Như tôi đã nói lúc khai mạc COP26, chúng ta phải tăng tốc hành động để giữ cho mục tiêu 1,5 độ tồn tại. Hành tinh mong manh của chúng ta đang bị treo trên một sợi chỉ. Chúng ta vẫn đang ở ngưỡng cửa thảm họa khí hậu. Đã đến lúc chuyển sang chế độ khẩn cấp, nếu không, cơ hội đạt tới phát thải ròng bằng 0 của chúng ta sẽ là số không", Tổng thư ký Liên hợp quốc khẳng định.

Theo ông Antonio Guterres, thế giới phải chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, xây dựng khả năng phục hồi của các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu và thực hiện tốt cam kết tài trợ khí hậu trị giá 100 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển.

Liệt kê những gì đạt được tại COP26, ông Antonio Guterres cho rằng đó là những bước đáng hoan nghênh, nhưng chúng vẫn chưa đủ.

"Khoa học cho chúng ta biết rằng ưu tiên tuyệt đối phải là giảm phát thải nhanh, sâu và bền vững trong thập kỷ này. Cụ thể là cắt giảm 45% phát thải vào năm 2030 so với mức năm 2010. Nhưng tập hợp các đóng góp quốc gia tự quyết (NDC) hiện tại - ngay cả khi được thực hiện đầy đủ - vẫn sẽ làm tăng lượng khí thải trong thập kỷ này theo một lộ trình rõ ràng sẽ đưa chúng ta lên trên 2 độ C vào cuối thế kỷ này so với mức tiền công nghiệp", ông nói.

Theo ông Antonio Guterres, để giúp giảm lượng khí thải ở nhiều nền kinh tế mới nổi, chúng ta cần xây dựng các liên minh hỗ trợ bao gồm các nước phát triển, các tổ chức tài chính, những nước có bí quyết kỹ thuật. Điều này rất quan trọng để giúp mỗi quốc gia mới nổi đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ than đá và đẩy nhanh quá trình xanh hóa nền kinh tế.

Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết sẽ triệu tập hội nghị ở cấp nguyên thủ quốc gia vào năm 2023 để đo lường tiến độ, cập nhật kế hoạch khí hậu hàng năm.

Kết thúc bài phát biểu, ông nói: "Cuối cùng, tôi muốn kết thúc bằng một thông điệp về hy vọng và quyết tâm tới những người trẻ tuổi, cộng đồng bản địa, các nhà lãnh đạo phụ nữ, tất cả những người dẫn đầu trong các hành động vì khí hậu. Tôi biết nhiều bạn thất vọng. Thành công hay thất bại không phải là một hành động của tự nhiên. Nó nằm trong tay chúng ta. Con đường tiến bộ không phải lúc nào cũng là một đường thẳng. Đôi khi có những đường vòng. Đôi khi có những ngăn cách.

Như nhà văn Scotland vĩ đại Robert Louis Stevenson đã nói: “Đừng đánh giá mỗi ngày bằng mùa màng bạn gặt hái được, mà hãy đánh giá hạt giống bạn gieo trồng”. Chúng ta có nhiều hạt giống để trồng dọc con đường. Chúng ta sẽ không đến đích trong một ngày hay trong một hội nghị. Nhưng tôi biết chúng ta có thể đến đó. Chúng ta đang trong cuộc chiến của cuộc đời mình".

"Không bao giờ bỏ cuộc. Không bao giờ rút lui. Tiếp tục tiến về phía trước. Tôi sẽ ở bên các bạn trên mọi nẻo đường", ông Antonio Guterres cho biết và khẳng định COP 27 đã bắt đầu ngay bây giờ.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 12 phút trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 18 phút trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 3 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 7 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 7 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...