Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ trẻ em trong Luật tục các DTTS ở Tây Nguyên

Bá Thăng - 15:58, 03/10/2021

Luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên có sức sống mãnh liệt, không chỉ trong quá khứ mà cả trong hiện tại, ăn sâu trong tiềm thức của đồng bào các dân tộc, trong cuộc sống buôn làng, tạo nên tính cố kết cộng đồng ở vùng Tây Nguyên hết sức bền chặt. Trong xã hội hiện đại, ngoài một số quy định trong luật tục xưa không còn phù hợp, vẫn còn một số điều của luật tục phát huy tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhất là vấn đề bảo vệ trẻ em.

Luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên có nhiều nội dung liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Trong ảnh: Những em bé Tây Nguyên trong ngày hội cồng chiêng - Ảnh: Trần Liệt Hùng)
Luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên có nhiều nội dung liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Trong ảnh: Những em bé Tây Nguyên trong ngày hội cồng chiêng - Ảnh: Trần Liệt Hùng)

Luật tục của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với nhiều tên gọi khác nhau như Phạtkđi hay Biđuê của người Ê Đê, Phạtkđuôi của người Mnông, Tơlơidjuat hay Tơlơiphian của người Gia Rai, Ađatmuca của người Raglay, Dâytơrônkđi của người Mạ… được coi là sự thể hiện thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và cộng đồng xã hội.

Trong luật tục của các DTTS ở Tây Nguyên cũng có nhiều nội dung thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em. Luật tục phê phán những ông bố bà mẹ không biết nuôi dạy, chăm sóc con cái, thậm chí còn bỏ rơi hoặc đẩy những đứa trẻ đáng thương ra ngoài đường: Chúng còn nhỏ còn bé; Anh chị bỏ rơi nó; Anh chị không thương chúng; Chúng nó đâu phải là dê con, là bò con mà chỉ biết ăn cỏ; Vì sao anh chị lại đuổi chúng ra ngoài đường…(Luật tục Gia Rai).

Trách nhiệm của cha mẹ là phải nuôi dạy con cái nên người, chăm sóc chúng đến khi trưởng thành. Trong trường hợp trẻ con chưa có khả năng tự chủ, nuôi sống bản thân mà chẳng may cha mẹ mất sớm thì trách nhiệm đó thuộc về anh chị em ruột của người đó. Nếu không có anh em ruột hoặc có nhưng còn nhỏ thì bà con họ hàng bên phía mẹ phải có trách nhiệm chăm sóc, rồi đến họ hàng của bố. Trong trường hợp họ hàng không còn ai thì buôn làng vận động người khác nhận làm con nuôi. Điều đó thể hiện sự quan tâm của gia đình và cộng đồng buôn làng đối với trẻ em. 

Trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc trẻ em không chỉ là bổn phận của bậc làm cha mẹ, gia đình mà đó còn là trách nhiệm của cộng đồng buôn làng. Tập quán của đồng bào các dân tộc phê phán những ông bố, bà mẹ không làm trọn bổn phận của mình, thậm chí còn bỏ rơi con trẻ: Ống cháo sao bỏ bãi cỏ; Ống cá sao bỏ giữa buôn; Có con sao bỏ cho ai ; Cha mẹ bỏ rơi con, có tội…(Luật tục Mnông).

Một số cuốn sách nghiên cứu về luật tục Tây Nguyên
Một số cuốn sách nghiên cứu về luật tục các DTTS ở Tây Nguyên

Đối với những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ do nhiều hoàn cảnh khác nhau, luật tục cho phép quyền được nhận con nuôi: Tôi thấy chuột ở ngoài rừng; Thấy kỳ nhông ở ngoài làng; Thấy mang ở trong bụi cây; Thấy rái cá ở trong nước; Thấy vượn ở trên núi; Đến cửa nhà tôi; Tôi phải nuôi nấng chúng thôi… (Luật tục Gia Rai).

Luật tục cho phép mọi người dân có quyền nhận người khác làm con nuôi hoặc được người khác nhận làm con nuôi mà không phân biệt họ hàng dòng tộc. Việc nhận con nuôi chỉ cần có sự thỏa thuận giữa bà con họ hàng đôi bên và mặc nhiên được buôn làng chấp thuận. Con nuôi có đủ các quyền và nghĩa vụ như con đẻ, được tôn trọng và đối xử bình đẳng, kể cả quyền được nhận tài sản thừa kế: Nếu nó sống hiền lành tử tế; Biết làm vựa lúa, làm rẫy tốt; Của cải tiền nong, sáp ong của người ta; Sẽ được chia cho nó(Luật tục Gia Rai).

Con nuôi không được bán hoặc đổi lấy lúa, lấy muối, mà phải đối xử tử tế, phải chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn, vì nuôi trẻ mồ côi không tử tế là mang tội. Luật tục khuyên bảo những người có lòng tốt hãy ra tay làm phúc cứu vớt những trẻ mồ côi. Theo quan niệm dân gian, nếu nuôi những đứa trẻ mồ côi thì điều may mắn, tốt lành sẽ đến với người làm phúc: Ta xem thường người mồ côi là có tội; Ta từ chối con nuôi sẽ nghèo; Ta đem nó về nuôi sẽ giàu; Ta đem nó về nuôi sẽ sang… (Luật tục Mnông).

Có thể nói luật tục quy định về con nuôi là khá cụ thể và phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều đó thể hiện trách nhiệm của gia đình mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng làng buôn đối với trẻ em. Một trong những tội bị luật tục lên án gay gắt nhất, mạnh mẽ nhất là tội hãm hiếp trẻ con và được khép vào loại tội lớn nhất, dơ dáy nhất mà không một vật chất nào đền bù thỏa đáng: Hãm hiếp trẻ con là tội lớn; Trả bằng trâu chưa khớp; Trả bằng ché chưa đúng; Trả bản thân cũng chưa xong(Luật tục Mnông)...

Trong những năm đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến tích cực, nền kinh tế hàng hóa  đang dần dần tác động và thay thế nền kinh tế nương rẫy tự nhiên. Việc giao lưu, hội nhập văn hóa có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, phong tục tập quán, tạo nên những biến đổi trong đời sống.

 Mặc dù một số điều trong luật tục không còn phù hợp với xã hội hiện đại cần phải điều chỉnh để phù hợp với pháp luật Nhà nước hiện hành. Tuy nhiên, việc điều chỉnh luật tục phải trên cơ sở phong tục và truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc. Có như vậy, luật tục mới thực sự đi vào cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 5 giờ trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 7 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 10 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Toàn văn bài Diễn văn của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Toàn văn bài Diễn văn của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - BDT - 13 giờ trước
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" diễn ra sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).