Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Phát sinh nhiều vướng mắc (Bài 2)

Cù Hương - Sỹ Hào - 15:20, 18/11/2023

Ngày 20/9/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn các địa phương triển khai chính sách khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, nhiều vướng mắc mới đã phát sinh khiến các địa phương lúng túng.

Hiện cả nước có khoảng trên 2,2 triệu ha rừng đặc dụng, chiếm gần 15% tổng diện tích từng cả nước, được Nhà nước giao cho 167 BQL rừng đặc dụng quản lý.
Hiện cả nước có khoảng trên 2,2 triệu ha rừng đặc dụng, chiếm gần 15% tổng diện tích từng cả nước, được Nhà nước giao cho 167 BQL rừng đặc dụng quản lý.

Chưa rõ nội hàm

Để thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng, thì việc quy định đối tượng rừng được giao khoán là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện hướng dẫn xác định đối tượng rừng trong Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT (gọi tắt là Thông tư 12) của Bộ NN&PTNT chưa làm rõ nội hàm khiến việc triển khai chính sách ở cơ sở gặp khó khăn.

Cụ thể, tại Khoản 1 - Điều 17 của Thông tư số 12 quy định về “Đối tượng rừng”, Bộ NN&PTNT xác định đối tượng rừng được giao khoán là: “Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế và diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý trực tiếp”.

Như vậy, hướng dẫn của Bộ không có đối tượng rừng là diện tích rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL rừng dặc dụng quản lý. Vì vậy, các địa phương rất lúng túng khi rà soát, kiểm kê đối tượng rừng để triển khai chính sách khoán bảo vệ rừng. Các tỉnh: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam đã phải gửi kiến nghị về Bộ NN&PTNT để làm rõ vấn đề này, khiến tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phải chững lại.

Do lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên các BQL rừng đặc dụng khó làm tròn chức năng quản lý, bảo vệ rừng, cần thực hiện giao khoán bảo vệ. (Trong ảnh: Hiện trường vụ phá rừng đặc dụng tại tiểu khu 635, 645 xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2021)
Do lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên các BQL rừng đặc dụng khó làm tròn chức năng quản lý, bảo vệ rừng, cần thực hiện giao khoán bảo vệ. (Trong ảnh: Hiện trường vụ phá rừng đặc dụng tại tiểu khu 635, 645 xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2021)

Ngày 23/3/2023, Bộ NN&PTNT đã có Công văn số 1755/BNN-TCLN trả lời kiến nghị của các địa phương. Trong công văn, Bộ NN&PTNT khẳng định, Thông tư 12 kế thừa các quy định, hướng dẫn của giai đoạn trước và quy định đầy đủ theo các chương trình, dự án giai đoạn 2021 – 2025. Đối với diện tích rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL rừng đặc dụng quản lý đã được quy định tại Khoản 5 – Điều 17 của Thông tư số 12.

“Đối với diện tích rừng đặc dụng do BQL rừng đặc dụng quản lý được thực hiện theo phạm vi quản lý (phân bố trên cả khu vực I, II, III), không phân biệt khu vực, được sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng trong Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ”, Công văn số 1755/BNN-TCLN ngày 23/3/2023 của Bộ NN&PTNT cho biết.

Lý giải của BNN&PTNT cũng khá hợp lý, tuy nhiên lại không bảo đảm được tính khoa học khi chưa làm rõ nội hàm của đối tượng rừng được kiểm kê để thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Đáng lẽ, Bộ NN&PTNT phải đưa diện tích rừng đặc dụng do các do BQL rừng đặc dụng quản lý vào Khoản 1 – Điều 17 về “Đối tượng rừng” trong Thông tp 12 để đầy đủ nội hàm rồi mới bổ sung quy định theo Khoản 5 – Điều 17 thì các địa phương sẽ không lúng túng trong quá trình thực hiện.

Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 có mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Trồng khôi nhung tía tại thôn Nà Khâu, xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Ảnh: TL)
Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 có mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Trồng khôi nhung tía tại thôn Nà Khâu, xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Ảnh: TL)

Không biết theo văn bản nào

Sai số nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng, mà còn tác động đến định mức hỗ trợ của người nhận khoán bảo vệ rừng. Áp dụng theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, người nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL đặc dụng quản lý sẽ được hỗ trợ thấp hơn mức hiện hành theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG.

Cụ thể, theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC, mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng khi thực hiện chính sách hỗ trợ là 400 nghìn đồng/ha/năm. Định mức này áp dụng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020, đã được kiến nghị phải điều chỉnh.

Nhưng tại Thông tư 12 của Bộ NN&PTNT, vì không đưa diện tích rừng đặc dụng được Nhà nước giao cho các BQL đặc dụng quản lý vào “Đối tượng rừng” được giao khoán nên chính sách hỗ trợ nhận khoán rừng đặc dụng không áp dụng theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo Thông tư 12 của Bộ NN&PTNT, kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đặc dụng được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 - Điều 7 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020.

Theo Khoản 2 – Điều 7 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy BQL đặc dụng thì Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để BQL rừng đặc dụng chủ động tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý bảo vệ rừng, mức trung bình 100 nghìn đồng/ha/năm.

Như vậy, cùng một nội dung của chính sách hỗ trợ trong Tiểu dự án 1 – Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 nhưng hai Bộ lại có những hướng dẫn khác nhau, với mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, việc bố trí vốn cho các BQL đặc dụng để thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng hiện nay vẫn gặp khó khăn vì không biết phải áp dụng văn bản của Bộ nào cho phù hợp. Để tháo gỡ vướng mắc này, các Bộ, ngành liên quan cần sớm điều chỉnh về cơ chế, chính sách cho phù hợp, thống nhất để thực hiện có hiệu quả chính sách khoán bảo vệ rừng.

Theo kết quả kiểm kê rừng gần đây nhất, trên cả nước đã hình thành hệ thống rừng đặc dụng trên 2,2 triệu ha chiếm gần 15%; rừng phòng hộ là 4,64 triệu ha chiếm khoảng 31,8%, tổng diện tích 02 loại rừng này là 6,9 triệu ha. Bên cạnh đó, đến nay cả nước đã thành lập 398 Ban quản lý rừng (167 BQL rừng đặc dụng; 231 BQL rừng phòng hộ), quản lý gần 50% diện tích rừng của toàn quốc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 3 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 4 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 4 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 4 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Hà Giang: Tổ chức Đại hội điểm Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV cấp huyện

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Sáng 8/5, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là Đại hội được lựa chọn làm điểm cấp huyện.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 4 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 4 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 4 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 4 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 5 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.