Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

PV - 15:14, 16/12/2020

Trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì đồng bào Chăm có trên 84.800 người, chiếm 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có nét văn hóa sắc thái rất đặc trưng, mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua, các giá trị văn hóa của đồng bào Chăm có nguy cơ bị mai một, rất cần được bảo tồn bài bản.

Không gian trưng bày hiện vật văn hóa tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Không gian trưng bày hiện vật văn hóa tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Tập trung nghiên cứu

Trong tiến trình phát triển, người Chăm đã xây dựng nên một nền văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc thể hiện dấu ấn rõ nét nhất trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc (các đền tháp, phù điêu, tượng thờ), phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, nghề thủ công (dệt, gốm)...

Ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận cho biết, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm, từ năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận được thành lập (sau này đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm) đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về nền văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc khác có liên quan với người Chăm qua sự tiếp biến, giao lưu văn hóa qua các thời kỳ.

Qua 27 năm nghiên cứu, cán bộ của Trung tâm đã phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều chuyên đề nghiên cứu sâu về văn hóa Chăm, sưu tầm, phục chế trên 1.500 hiện vật; trong đó có nhiều hiện vật gốc được đưa vào trưng bày giới thiệu tại chỗ bao gồm: Công cụ lao động sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, sản phẩm và vật dụng nghề thủ công truyền thống, trang phục, trang sức, phương tiện vận chuyển, tranh, tượng, nhạc cụ, thư tịch cổ và các cổ vật.

Về tư liệu, Trung tâm xây dựng hệ thống phòng đọc hơn 1.400 bản sách, tư liệu chuyên khảo phục vụ công tác nghiên cứu, tư liệu thô lưu trữ về văn hóa Chăm trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên… Bên cạnh đó, Trung tâm còn có một số chuyên đề nghiên cứu về văn hóa người Raglai, Chu ru, K’ho, Chăm H’roi... Với nguồn tư liệu phong phú và đa dạng, hằng năm, Trung tâm phối hợp với các đơn vị, nhà sưu tập cổ vật tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm chuyên đề phục vụ các ngày lễ, ngày hội văn hóa người Chăm và các dân tộc khác.

Nổi bật trong hoạt động nghiên cứu của Trung tâm cùng sự đóng góp của giới trí thức người Chăm, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được nghiên cứu, nhận diện, xuất bản thành sách như: “Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận”; “Truyện cổ và truyền thuyết dân gian Chăm”; “Lang Likuk - Tiền tố tiếng Chăm”; “Trò chơi dân gian người Chăm Ninh Thuận”...

Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm trưng bày tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm trưng bày tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Đồng thời, qua nghiên cứu nhiều di sản văn hóa vật thể cũng đã được bảo vệ và phát huy giá trị, đặc biệt là tháp Po Klong Garai, tháp Hòa Lai, lễ hội Katê, nghệ thuật làm gốm làng Chăm Bàu Trúc được xếp hạng di tích, di sản văn hóa cấp quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh đã hoàn tất thủ tục kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Ông Lê Xuân Lợi cho biết thêm, bên cạnh thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, Trung tâm còn là cầu nối giới thiệu, quảng bá nền văn hóa Chăm tới du khách trong và ngoài nước. Trong không gian tòa nhà hai tầng của Trung tâm, các cổ vật, hiện vật, hình ảnh và các mô hình tiêu biểu về nền văn hóa Chăm được trưng bày logic, khoa học, dễ hình dung giữa văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm Ninh Thuận. Thông qua các hình ảnh, hiện vật và các cổ vật quý giá, người xem có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về mối quan hệ khăng khít giữa các tộc người ở Tây Nguyên, người Việt, người Chăm diễn ra từ nhiều thế kỷ trước.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc nói chung và đồng bào Chăm nói riêng đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức. Với tốc độ phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền đang có những tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa của đồng bào Chăm về các mặt: Ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, nhà ở, trang phục dân tộc, nghệ thuật truyền thống, ẩm thực, lễ hội, các làng nghề... dẫn đến một số yếu tố văn hóa phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, một số yếu tố văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền; do đó Trung tâm đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu một cách toàn diện để làm cơ sở khoa học tham vấn, kiến nghị các các cấp, ngành có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm giới thiệu hiện vật Ché – Gốm Gò Sành (thế kỷ XIV - XVII) trưng bày tại Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm giới thiệu hiện vật Ché – Gốm Gò Sành (thế kỷ XIV - XVII) trưng bày tại Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Bảo tồn và phát huy các giá trị

Đặt trong tổng thể vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung và văn hóa đồng bào Chăm nói riêng, theo ông Hồ Sĩ Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, tỉnh đang tập trung triển khai đồng bộ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện để bà con phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu, học hỏi, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Thời gian tới, tỉnh nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; củng cố, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu văn hóa Chăm; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về di sản văn hóa, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị di sản của địa phương.

Một số công trình nghiên cứu về nền văn hóa Chăm của Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Một số công trình nghiên cứu về nền văn hóa Chăm của Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Cụ thể, Sở chỉ đạo Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm phối hợp các đơn vị nghiên cứu văn hóa chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch sưu tầm, khảo sát, nghiên cứu giải mã các biểu trưng văn hóa, nét đẹp trong tục đời sống, lễ hội để phục dựng bảo tồn đúng cách, nguyên vẹn những giá trị văn hóa gốc cũng như định hướng phát huy những giá trị văn hóa tích cực. Trong đó, Sở chú trọng bảo tồn di sản dựa vào cộng đồng dân cư bản địa trên cơ sở đem lại lợi ích cho người dân từ chính di sản mà bà con đang sống cùng, đang bảo vệ.

Cùng với đó, Ninh Thuận tăng cường giới thiệu những di sản văn hóa, văn nghệ dân gian tiêu biểu của người Chăm thông qua tổ chức trưng bày, giới thiệu các chuyên đề văn hóa, di vật gắn với di tích, các buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc, dân vũ trong các sự kiện của tỉnh để giới thiệu rộng rãi tới công chúng và du khách. Đồng thời, tỉnh tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, người có uy tín, nghệ nhân người Chăm tập trung nghiên cứu và phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào; khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật các tác phẩm văn học nghệ thuật, diễn xướng dân gian...

Với đặc trưng là vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm, trong năm 2021, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển văn hóa du lịch thông qua việc tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; kết hợp triển khai đồng bộ các dự án phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Song song với đó, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng các tour, tuyến từ Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm gắn với các di tích, làng nghề dệt Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc với các danh lam thắng cảnh để tạo sức hút mới thu hút du khách, nhằm phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa của người Chăm trong đời sống xã hội, xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa đặc thù của địa phương./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Tin nổi bật trang chủ
Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm phát triển sản phẩm, điểm du lịch trên phạm vi cả nước

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa sẽ là hai đối tượng điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước...
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 6 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 6 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Phóng sự - Vũ Mừng - 6 giờ trước
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 6 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.