Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS trong xu thế hội nhập

PV - 15:56, 04/06/2018

Trong các số báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các DTTS. Với cách tiếp cận đa chiều, Báo Dân tộc và Phát triển đã phác họa cho bạn đọc một bức tranh với những gam màu sáng-tối trong quá trình bảo tồn ngôn ngữ các DTTS trên phạm vi cả nước. Nhằm góp phần cùng với các cơ quan chức năng tìm ra giải pháp bảo tồn ngôn ngữ các DTTS hiệu quả hơn trong thời gian tới, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.

Nhiều biện pháp bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các DTTS đã được triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhiều biện pháp bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các DTTS đã được triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Văn Phòng Quốc hội: Cần xây dựng một bộ luật về ngôn ngữ

So với các quốc gia đa ngôn ngữ trên thế giới, thì chính sách ngôn ngữ và việc tạo điều kiện học tập, phổ biến tiếng nói chữ viết DTTS của Việt Nam có từ rất sớm và khá bài bản.

baodantoc_nguyen_manh_quynh

Để nâng cao hơn nữa công tác bảo tồn ngôn ngữ, theo tôi Nhà nước, Chính phủ cần tập trung nghiên cứu xây dựng bộ luật về ngôn ngữ. Trong đó, quy định rõ vị thế của tiếng Việt và ngôn ngữ các DTTS. Mối quan hệ phát triển ngôn ngữ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc. Bộ luật cần xây dựng các nguyên tắc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. Quy định về chính sách ngôn ngữ và việc dạy, học tập tiếng nói chữ viết các DTTS trong và ngoài nhà trường.

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Viện Phó viện Khoa học giáo dục Việt Nam: Cần có chính sách riêng đào tạo giáo viên ngôn ngữ DTTS

Hiện nay, đội ngũ giáo viên người DTTS cơ bản đều đạt chuẩn về nghề nghiệp theo quy định. Tuy nhiên, còn những vấn đề bất cập như: theo chuẩn nghề nghiệp, dạy ngôn ngữ dân tộc…

baodantoc_duc_minh

Bài toán đặt ra đối với đội ngũ giáo viên dạy ngôn ngữ DTTS là cần có chiến lược phát triển. Về lâu dài đảm bảo về tăng số lượng giáo viên người DTTS, phân bổ phù hợp theo bản đồ ngôn ngữ, vùng ngôn ngữ dân tộc nào thì bố trí luôn giáo viên người dân tộc đó. Về tiêu chuẩn chất lượng giáo viên cũng cần xây dựng phù hợp với cơ cấu dân tộc cho từng vùng DTTS.

Giáo viên cần được đào tạo một cách bài bản các kiến thức cũng như kỹ năng dạy ngôn ngữ DTTS. Cần nghiên cứu và ban hành chứng chỉ riêng về dạy ngôn ngữ cho đội ngũ này. Cơ quan chức năng cần biên soạn thẩm định sách giáo khoa tiếng dân tộc, danh mục thiết bị dạy học tối thiếu, về phương pháp, nội dung dạy học. Từ đó giúp đội ngũ giáo viên đi vào hoạt động bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Ông Hà Đức Đà, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục Dân tộc: Cần tăng cường giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Trước hết, về mặt tiếp cận thông tin, các trường học cần sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai chứ không phải là ngôn ngữ thứ nhất như hiện nay. Để trẻ có thể sử dụng tiếng Việt tốt trước tiên phải dạy trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ tốt.

baodantoc_ha_duc_ha

Về mặt thực tiễn, giáo dục song ngữ ở Việt Nam đã có từ lâu. Vào những năm 1955-1960, Việt Nam áp dụng mô hình song ngữ chuyển tiếp sớm. Tức là từ lớp vỡ lòng đến lớp 1, lớp 2; ngôn ngữ dạy học là tiếng mẹ đẻ của học sinh. Tiếng Việt dạy 2 kỹ năng là nghe, nói. Đến lớp 3, lớp 4: ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt. Đến giai đoạn 1961-1980, Việt Nam áp dụng mô hình song ngữ lưỡng đôi. Lớp vỡ lòng trẻ chỉ học đọc viết tiếng mẹ đẻ. Lên lớp 1 trẻ học đọc, viết tiếng Việt. Từ lớp 1 đến lớp 4, ngôn ngữ dạy học sử dụng đồng thời cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Tiếp theo giai đoạn 1998-2004, chúng ta áp dụng mô hình dạy song ngữ như một chuyển ngữ. Kỳ 1 lớp 1, chúng ta dạy trẻ bằng tiếng mẹ đẻ. Kỳ 2 lớp 1 học sinh học đọc, viết tiếng Việt. Tuy nhiên, tất cả các mô hình này đều đã bộc lộ các hạn chế khó áp dụng.

Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu áp dụng giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Tức là, ngôn ngữ, chữ viết tiếng mẹ đẻ được coi như một môn học và dạy trong 6 năm đầu. Tiếng Việt được dạy từ từ và dần sử dụng làm ngôn ngữ dạy học các môn khác. Qua quá trình thử nghiệm, tôi thấy đây là một mô hình phù hợp. Mô hình đã khắc phục được hạn chế cắt đoạn của các mô hình trước đó. Thời gian tới, chúng ta cần nhân rộng mô hình này.

Bà Nguyễn Thị Tú, Giám đốc Chương trình Quốc gia AEAI: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Vấn đề dạy ngôn ngữ, chữ viết cho trẻ không thể chỉ đặt lên vai các giáo viên mà cần sự chung tay của cả xã hội. Trước hết, bố mẹ cần tham gia trong việc giáo dục trẻ. Nhất là những năm đầu đời, bố mẹ cần giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ của dân tộc mình. Chúng ta cũng có thể, thành lập các hội phụ huynh về ngôn ngữ. Các hội này vừa trao đổi thông tin với nhau, vừa có thể phân công tới giúp giáo viên trong việc dạy ngôn ngữ cho con em mình ở trường học.

baodantoc_nguyen_thi_tu

Chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông cần tăng cường đầu tư xây dựng tài liệu tham khảo, tài liệu truyền thông bằng tiếng DTTS. Đa dạng hóa các kênh truyền thông bằng tiếng DTTS, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Các tài liệu này cần được phát triển trên cơ sở phát huy hoặc gần gũi với tri thức bản địa, kiến thức địa phương.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA): Cần đẩy mạnh phương pháp giáo dục tích cực/lấy trẻ làm trung tâm

Qua khảo sát chúng tôi thấy, tỷ lệ giáo viên miền núi được tiếp cận phương pháp giáo dục tích cực/ lấy trẻ làm trung tâm hiện rất thấp, mới có 52% giáo viên được đào tạo về phương pháp này.

nguyenanhtuan

Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần đầu tư đào tạo cho giáo viên phương pháp mới giáo dục tích cực. Đồng thời, có cơ chế đầu tư kinh phí để hỗ trợ giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa, cuộc sống hằng ngày ở chính địa phương dạy học để họ tìm được và chọn lọc nội dung đưa vào chương trình học. Bên cạnh đó, giáo viên cần tích cực tìm hiểu khả năng của từng học sinh. Từ đây, xây dựng kế hoạch, phương pháp tiếp cận phù hợp với các học sinh.

HIẾU ANH

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 2 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 2 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 2 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.