Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn dân ca Cao Lan, Sán Chí

PV - 10:34, 18/01/2019

Từ thời điểm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2012), đến nay các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Cao Lan (sình ca) và dân ca Sán Chí (cnắng cọô) tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục nhận được sự quan tâm của địa phương và ngành chức năng. Kết quả đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, còn không ít thử thách đòi hỏi những bước đi những kế hoạch bảo tồn, phát huy phù hợp trong thời gian tới.

Giữ tiếng hát cho bản làng

Ông Đàm Quang Lộc, thành viên cao tuổi nhất trong CLB Sình ca Cao Lan xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn cho biết: Mặc dù đồng bào đã không còn sử dụng sình ca phổ biến như trước đây nhưng chúng tôi đã vận động và được một số người trẻ tham gia học và hát dân ca dân tộc. Hiện nay, xã Đèo Gia đã thành lập được CLB hát Sình ca với 24 thành viên thuộc các thôn: Đồng Bụt, Đèo Gia, Cống Luộc. Thành viên nhỏ tuổi nhất 16 tuổi. CLB sinh hoạt mỗi tháng một lần tại nhà văn hóa thôn Cống Luộc. Hiện tại, có nhiều cụ hát sình ca có tiếng một thời tại Đèo Gia đang tích cực dạy cho lớp trẻ như: Cụ Chung Văn Thảo (75 tuổi), Hoàng Văn Phùng (80 tuổi), bà Bàng Thị Hội (70 tuổi)...

Hát giao duyên Sình ca tại xã Đèo Gia. Hát giao duyên Sình ca tại xã Đèo Gia.

Ngoài việc chép lại và phổ biến các bài hát cổ, một số thành viên trong CLB đã sáng tác các bài hát mới ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, quê hương đổi mới… Các nghệ nhân hát sình ca ở Đèo Gia đã từng tham gia và giới thiệu đặc trưng văn hóa tại nhiều sự kiện do Trung ương, địa phương tổ chức tại các địa phương: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Một số nghệ nhân như: Đàm Quang Lộc, Bàn Thị Hội được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Cùng với sình ca, dân ca “cnắng cọô” của dân tộc Sán Chí tại xã Kiên Lao được bảo tồn tương đối hiệu quả. Từ chỗ chỉ còn một số ít người biết hát dân ca, đến nay phong trào hát “cnắng cọô” đã lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đông đảo đồng bào tham gia. Đáng chú ý hơn cả, là sự hiểu biết và chắt lọc của ông Lâm Minh Sặp, Chủ nhiệm CLB Hát dân ca Sán Chí xã Kiên Lao. Ông đã dày công sưu tầm, biên chép và tự sáng tác thành công nhiều bài hát và cả lời cổ, lời mới để phổ biến, truyền dạy cho các lớp thế hệ sau này. Hiện, CLB có hơn 30 thành viên thường xuyên hoạt động, họ là những người yêu thích dân ca dưới sự chỉ dạy của các ông: Lâm Văn Đông, Lý Hồng Sơn, Lâm Văn Chiến, Lý Văn Tiến… Tuy nhiên, thành viên CLB đều có tuổi từ 40 trở lên, thế hệ trẻ ít người biết hát thể loại dân ca này do đó lớp kế cận còn hạn chế.

Để xứng tầm di sản quốc gia

Ông Đặng Minh Tuy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Lục Ngạn cho biết: Ngoài thành lập các CLB hát dân ca, để giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ trẻ, hàng năm huyện Lục Ngạn tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tạo không gia văn hóa, một số xã cũng có tổ chức ngày hội ở cấp mình. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, nâng cao ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Các nghệ nhân xã Đèo Gia truyền dạy dân ca Cao Lan cho lớp trẻ. Các nghệ nhân xã Đèo Gia truyền dạy dân ca Cao Lan cho lớp trẻ.

Cùng đó, ngành Văn hóa tỉnh mở lớp dạy một số lớp truyền chữ Hán-Nôm, nhằm giúp người trẻ của các dân tộc có thể tiếp cận, đọc và hiểu được ý nghĩa những làn điệu dân ca của dân tộc mình. Huyện Lục Ngạn đã có chính sách hỗ trợ kinh phí, chuyên môn cho các CLB hát dân ca thành lập mới. Đến nay, toàn huyện có 2 CLB hát dân ca Sán Chí, 2 CLB hát dân ca Cao Lan, thành lập Ban Liên lạc các CLB hát dân ca, qua đó để các CLB giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn văn hóa. Ngoài rài, địa phương còn mở các lớp dạy tiếng dân tộc, dạy hát, múa các làn điệu dân ca truyền thống, thường xuyên tổ chức các hội diễn, hội thi…

Thời gian qua, Sở VHTTDL Bắc Giang đã phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn điều tra, nghiên cứu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu các DTTS, tổ chức quay phim, ghi hình dân ca dân tộc Sán Chí; tổng điều tra văn hoá phi vật thể các dân tộc trên địa bàn; xuất bản nhiều tập sách có giá trị như: “Dân ca dân tộc Cao Lan tỉnh Bắc Giang”; “Phong tục tập quán tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang”; thực hiện đề tài “Điều tra, sưu tầm về vốn dân ca dân tộc Sán Chí ở xã Kiên Lao”… Trong đó đã sưu tầm được hơn 1 nghìn bài dân ca Sán Chí cổ ghi bằng chữ Hán, phiên âm sang tiếng Sán Chí, Hán Việt và tiếng Việt thuộc các thể loại chục cọô (hát ban ngày), cnắng cọô (hát ban đêm), chắu cọô (hát đám cưới), zoóng hồ cọô (hát đổi tên), cáp chay cọô (hát về lục giáp), phán lún cọô (hát thời loạn lạc)…

Đối với đề tài “Hát dân ca dân tộc Cao Lan” đã sưu tầm những văn bản nguyên gốc bằng chữ Nho và phiên âm sang tiếng Cao Lan, tạm dịch ra chữ quốc ngữ để đồng bào hiểu được những giá trị to lớn của loại hình dân ca độc đáo này. Ngành văn hóa tỉnh đã biên soạn sách “Dân ca Cao Lan”, tổ chức, hỗ trợ mở các lớp truyền dạy các loại hình dân ca dân tộc. Tổ chức ghi âm, ghi hình và phổ nhạc cho các bài hát tiêu biểu để tuyên truyền phổ biến. Có chính sách tôn vinh các nghệ nhân để họ tiếp tục sưu tầm, truyền dạy dân ca cho lớp trẻ. Tiếp tục vận động thành lập các CLB hát dân ca ở các thôn bản, tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội hát dân ca. Nâng cấp hội hát dân ca thành lễ hội cấp tỉnh, tạo sân chơi rộng thu hút đồng bào tham gia…

NGUYỄN HƯỞNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.