Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bền vững di sản văn hóa các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên: Khẩn cấp cứu nguy di sản (Bài 2)

Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) - 08:51, 09/10/2022

Di sản văn hóa ủa các DTTS là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đồng bào dân tôc Giẻ Triêng thổi đinh tút (Ảnh Tấn Vịnh)
Đồng bào dân tộc Giẻ Triêng thổi đinh tút (Ảnh Tấn Vịnh)

Di sản văn hóa là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Hiện nay, một vài loại hình di sản của các DTTS ở miền núi thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều loại hình di sản có giá trị như lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, nghệ thuật tạo hình... Đó là nghệ thuật múa Ka đáu và đấu chiêng đôi của dân tộc Cor, diễn tấu đing tút của dân tộc Gié Triêng, lễ hội tạ ơn rừng, lễ hội kết nghĩa, nghệ thuật tạo hình của dân tộc Cơ Tu, lễ cúng máng nước của dân tộc Xơ Đăng… Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Trong các di sản đã được công nhận, cần ưu tiên bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi. Đây là di sản làng nghề đặc sắc, giá trị bậc nhất, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, hiện đang có nguy cơ mai một, thất truyền. Hỗ trợ một số làng dệt ở huyện Nam Giang, Đông Giang (Quảng Nam), A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) giữ gìn, phát triển nghề theo phương thức truyền thống: trồng bông, chế biến sợi, nhuộm màu, dệt vải và may mặc. Bảo lưu, phục hồi giống bông vải có nguồn gốc bản địa, kỹ thuật chế tác và dệt hoa văn, kết cườm, chế thuốc nhuộm, nhiều bí quyết khác trong thực hành nghề thủ công đang có nguy cơ thất truyền.

Người thợ dệt dân tộc Cơ Tu đang dệt vải thổ cẩm tại Vinpearl Nam Hội An (Ảnh Tấn Vịnh)
Người thợ dệt dân tộc Cơ Tu đang dệt vải thổ cẩm tại Vinpearl Nam Hội An (Ảnh Tấn Vịnh)

Đặc biệt, cần nhanh chóng phục hồi bí quyết, kỹ thuật “nhuộm bao sợi” (ikat) độc đáo và đặc sắc mà người Cơ Tu ở làng Công Dồn (xã Duôih, huyện Nam Giang). Với kỹ thuật, bí quyết này, người thợ dệt tạo nên một sản phẩm “hoa văn gợn sóng” nguyên sơ, mộc mạc ẩn hiện trên nền vải chàm (ikat indigo). Hiện nay, cả vùng Trường Sơn - Tây Nguyên còn rất ít người nắm giữ bí quyết này.

Bên cạnh đó, cần sưu tầm, giữ gìn và phát huy các loại hình trang phục truyền thống của các dân tộc như Xơ Đăng (nhóm địa phương Ca dong), Hrê, Gié Triêng..., giúp đỡ, hỗ trợ bà con duy trì nghề dệt thổ cẩm, qua đó bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống. Cần nghiên cứu áp dụng các mô hình thổ cẩm ứng dụng trong trường học, nhất là các trường dân tộc nội trú. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm bằng nhiều cách như cung cấp trang phục truyền thống cho học sinh dân tộc ở các trường nội trú, trường phổ thông, làm phong phú, đa dạng các sản phẩm thổ cẩm phục vụ du lịch.

Với tiềm năng đất đai sẵn có, cần hình thành trung tâm trồng bông để cung cấp cho đồng bào địa phương nguồn bông vải thường xuyên và ổn định để đồng bào có nguyên liệu chế biến theo phương thức cổ truyền. Gần đây, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An lần đầu tiên đã trồng được 2 ha bông. Một số thợ dệt Cơ Tu được mời đến Vinpearl Nam Hội An, Làng Lụa Hội An thao tác, trình diễn các công đoạn dệt thổ cẩm phục vụ du khách. Được sự hỗ trợ của Tổ chức cứu trợ quốc tế Nhật Bản (FIRD), đã hình thành “Mạng lưới dệt thổ cẩm”, kết nối các nhóm thợ dệt tại địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Kho lúa của người Xơ Đăng trên sườn núi Ngọc Linh (Ảnh Tấn Vịnh)
Kho lúa của người Xơ Đăng trên sườn núi Ngọc Linh (Ảnh Tấn Vịnh)

Trong công tác tái định cư, cần coi trọng việc kế thừa truyền thống, tránh tình trạng đứt gãy, mất mát di sản văn hóa. Hướng dẫn bà con duy trì phong tục, tập quán, nếp sống tốt đẹp như hương ước, luật tục, tinh thần cố kết cộng đồng, giữ gìn kiến trúc, không gian cư trú truyền thống như nhà cửa, bến nước, kho lúa, vườn tược, trang trại...

Nhà làng truyền thống là loại hình kiến trúc của cộng đồng làng, là một thiết chế thôn bản quan trọng nên cần được ưu tiên hỗ trợ theo từng địa bàn, đối tượng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, loại kiến trúc này không còn nữa, nên khẩn thiết hỗ trợ một số xã như Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam (Nam Trà My, Quảng Nam) phục hồi nhà rông truyền thống giống như tại tỉnh Kon Tum.

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp của Nhà nước, bà con dân làng ở thôn Lung Loan, xã Trà Cang (huyện Nam Trà My) đã tự mình phục dựng ngôi nhà rông truyền thống. Đây là ngôi nhà rông được phục dựng đầu tiên sau gần 40 năm vắng bóng ở buôn làng Xơ Đăng bên sườn đông núi Ngọc Linh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 6 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 6 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 6 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 7 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).