Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bao giờ khắc phục những tồn tại, vi phạm tại các dự án thủy điện ở Lai Châu?

Doãn Kiên - 10:52, 10/05/2022

Đã hơn 1 năm trôi qua, kể từ khi thanh tra tỉnh Lai Châu chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm tại các dự án thủy điện Nậm Na 1, Nậm Ban 2, Nậm Cấu 2, Nậm Nghẹ... nhưng đến nay, việc xử lý, giải quyết về những nội dung này vẫn giẫm chân tại chỗ.


Triển khai dự án thủy điện tại huyện Mường Tè
Triển khai dự án thủy điện tại huyện Mường Tè

Hàng loạt tồn tại, vi phạm

Ngay từ những ngày đầu tháng 1/2021, Thanh tra tỉnh Lai Châu đã ra thông báo công khai kết luận thanh tra số 14/KL-TTr về việc thanh tra quản lý, sử dụng đất, việc chấp hành pháp luật về đầu tư tại một số dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Cụ thể tại 4 dự án thủy điện: Nậm Na 1 (Công ty Cổ phần Điện lực Tây Bắc làm chủ đầu tư); Nậm Ban 2 (Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Ban 2 làm chủ đầu tư); Nậm Nghẹ (Công ty Điện lực Lai Châu làm quản lý A phần xây lắp); Nậm Cấu 2 (Công ty Cổ phần Kinh doanh xi măng Miền Bắc làm chủ đầu tư).

Trong kết luận thanh tra cũng đã chỉ rõ các tồn tại, vi phạm trong việc lập hồ sơ thực hiện đầu tư xây dựng dự án thủy điện của các chủ đầu tư; quy trình gửi hồ sơ cho các cơ quan chức năng thẩm định còn chưa đầy đủ; nội dung còn phải chỉnh sửa, bổ sung; tiến độ thực hiện một số dự án còn kéo dài.

Tại Dự án thủy điện Nậm Cấu 2, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn chậm. Dự án hoàn thành và phát điện thương mại nhưng chưa hoàn thiện xong hồ sơ nghiệm thu để Sở Công thương ban hành thông báo theo quy định.

Bên cạnh đó, việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động của Chủ đầu tư Dự án thủy điện Nậm Na 1 còn có nội dung chưa đảm bảo theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài ra, trong công tác quản lý, vận hành khai thác công trình thủy điện, chủ đầu tư chưa lập cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa thủy điện (thủy điện Nậm Na 1, Nậm Ban 2, Nậm Cấu 2); Chưa lắp đặt quan trắc khí thượng thủy văn (thủy điện Nậm Na 1, Nậm Nghẹ, Nậm Cấu 2). Chưa cắm các biển cảnh báo trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước và vùng hạ du (thủy điện Nậm Cầu 2). Phương án ứng phó thiên tai và Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp còn có nội dung chưa đảm bảo so với quy định (thủy điện Nậm Ban 2).

Đối với việc quản lý, sử dụng đất tại một số dự án cũng chưa đảm bảo theo quy định; chủ đầu tư đưa nhà thầu vào thi công các hạng mục công trình khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất theo quy định. Sử dụng diện tích đất đã giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng khi chưa hoàn tất thủ tục mua bán tải sản và xin thuê đất theo quy định...

Đáng chú ý là, việc xác định nghĩa vụ tài chính của một số dự án còn có sai sót: áp sai giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Kê khai, nộp và thực hiện các thủ tục về miễn, giảm tiền thuê đất chưa bảo đảm dẫn đến tổng số tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phải truy thu theo quy định là 595.835.129 đồng.

Việc nộp tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của chủ đầu tư dự án thủy điện Nậm Ban 2, còn chưa đảm bảo thời gian theo hợp đồng ủy thác đã ký kết. Theo văn bản xác nhận của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu ngày 10/12/2020, đơn vị còn nợ tiền DVMTR quý III/2020 trên 1,8 tỷ đồng.

Công tác phối hợp của chủ đầu tư dự án thủy điện Nậm Na 1, Nậm Cấu 2 với chính quyền địa phương trong việc xem xét giải quyết các kiến nghị của nhân dân liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án còn chưa kịp thời...

Công trường Thủy điện Nậm Na 1
Công trường Thủy điện Nậm Na 1

Ai chịu trách niệm?

Bên cạnh việc chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, sai phạm nêu trên, thanh tra tỉnh Lai Châu cũng đã nêu, trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị, cơ quan chức năng cụ thể: trách nhiệm trước hết thuộc chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, các đơn vị thi công, đơn vị quản lý điều hành của dự án. Trách nhiệm liên quan thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính, đền bù giải phóng mặt bằng, công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai và thực hiện các dự án thủy điện tại địa bàn.

Thanh tra tỉnh kiến nghị thu nộp ngân sách số tiền tính thiếu về cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền thuê đất phát hiện qua thanh tra hơn 590 triệu đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh Lai Châu cũng chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc triển khai thực hiện các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng đất, nhất là trong việc đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương giải quyết kịp thời các kiến nghị của nhân dân liên quan đến việc triển khai, thực hiện dự án thủy điện.

Đồng thời cũng kiến nghị UBND các huyện Phong Thổ, Mường Tè phối hợp với chủ đầu tư trong việc, giải quyết các kiến nghị của 7 hộ dân xã Ma Ly Pho liên quan đến thực hiện Dự án Thủy điện Nậm Na 1. Cùng với 53 hộ dân bản Nậm Cấu, xã Bum Tở liên quan thực hiện Dự án Thủy điện Nậm Cấu 1, 2 về việc đề nghị xem xét bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất, hoa màu, tài sản bị ảnh hưởng.

Đối với chính quyền địa phương cơ sở nơi thực hiện dự án, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng khi thực hiện quy định pháp luật của các chủ đầu tư; phối hợp giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh của nhân dân, cũng như kiến nghị, phản ánh, đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết.

Đến nay đã hơn 1 năm trôi qua sau thông báo công khai kết luận của thanh tra tỉnh Lai Châu, nhưng những tồn tại, vi phạm nêu trên vẫn chưa được khắc phục, xử lý. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.


Tin nổi bật trang chủ
Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sức khỏe - Minh Nhật - 13 phút trước
Sau khi ăn cỗ tại một đám cưới ở xã An Bá (Sơn Động, Bắc Giang), gần 60 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 3 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 4 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 4 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.