Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo đảm sinh kế bền vững trong phát triển vùng Tây Nguyên

Sỹ Hào - 08:47, 01/05/2023

Với chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực; tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn nhiều khó khăn do sinh kế chưa bền vững. Đây là “nút thắt” phải được tháo gỡ trong thực hiện định hướng của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022.

Các hộ đồng bào Mnông, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vẫn đang còn tâm tư về quyền sử dụng đất.
Các hộ đồng bào Mnông, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vẫn đang còn tâm tư về quyền sử dụng đất.

“Nút thắt” trong phát triển

Gần hai chục năm nay, 282 hộ/1.200 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mnông ở bon Đăk Prí (xã Nâm D’Nir), bon Ja Rah và bon R’Cập (xã Nâm Nung), huyện Krông Nô (Đắk Nông) vẫn lặn lội trên hành trình đi đòi lại quyền sử dụng đất. Đó là 660 ha đất đã góp cùng Lâm trường Nam Nung (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Nung) để thực hiện dự án trồng cao su tiểu điền. Hành trình của họ chắc sẽ tiếp tục chông gai nếu như không có sự vào cuộc rốt ráo của các cấp chính quyền và cơ quan có trách nhiệm.

Ông Y Đên, già làng của 3 bon nêu trên cho biết, trước năm 1996, bà con tự canh tác trên diện tích đất này, dù thu nhập không cao nhưng cũng có đồng ra đồng vào. Từ 1996 - 2001, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, bà con đã góp đất, Lâm trường Nam Nung cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật… để trồng cao su. Với cam kết phân chia tỷ lệ 50/50 khi cao su bắt đầu cho mủ, bà con đồng ý góp đất, góp công triển khai dự án.

“Nhưng từ đó đến nay, bà con không được hưởng lợi tức. Diện tích đất sản xuất bà con góp vào cũng bị hợp thức hóa thành tài sản của Lâm trường. Không có đất sản xuất, bà con phải đi làm thuê, hơn nửa số hộ đã góp đất hiện là hộ nghèo, hộ cận nghèo”, già làng Y Đên cho biết.

Sinh kế không bền vững cũng là tình cảnh của nhiều hộ đồng bào Ê Đê, Mnông, vốn là các hộ nông trường viên của Nông trường Cà phê Phước An (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk). Từ năm 1992, Nông trường Cà phê Phước An đã giao khoán khoảng 150 ha đất (khoán trắng) cho 180 hộ, trong đó có 106 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ, để chăm sóc, quản lý và nộp sản cho Nông trường. Năm 1996, Nông trường tiến hành cổ phần hóa theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (NĐ118).

Theo quy định tại NĐ118, khi Nông trường Cà phê Phước An chuyển đổi mô hình, tỉnh Đắk Lắk phải thu hồi 150 ha đất đã khoán trắng về địa phương; từ đó ưu tiên giao đất cho đồng bào DTTS ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất. Nhưng tỉnh Đắk Lắk đã không thực hiện quy định này, khiến nhiều hộ đồng bào DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất.

Không riêng Nam Nung hay Phước An, ở các tỉnh Tây Nguyên hiện có hàng nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu (hoặc không có) đất sản xuất. Thực trạng này là nguyên nhân khiến một bộ phận đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn trong đời sống; đồng thời cũng là nguyên nhân của những vụ khiếu nại, khiếu kiện tập trung, kéo dài, vượt cấp.

Phải có sinh kế bền vững

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người vùng DTTS và miền núi, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, những năm qua, Nhà nước đã có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có đất để sản xuất. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS từng bước bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, góp phần hạn chế tình trạng phá rừng lấy đất canh tác.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng để giúp đồng bào DTTS bảo đảm sinh kế bền vững. (Ảnh minh họa)
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng để giúp đồng bào DTTS bảo đảm sinh kế bền vững. (Ảnh minh họa)

“Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn có khoảng 378.000 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, với tổng diện tích khoảng 211.000 ha; trong đó có hơn 291.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất với diện tích khoảng hơn 177.000 ha và gần 80.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng tiền hoặc chuyển đổi nghề nghiệp...”, ông Lương cho biết.

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, nguyên nhân đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất là do nghèo đói nên đã chuyển nhượng, cầm cố đất đai và không có khả năng mua, chuộc lại; do bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội… Đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, một bộ phận đồng bào DTTS được đưa vào làm công nhân tại các nông, lâm trường (NLT) rồi bị mất đất sản xuất sau khi các NLT tiến hành cổ phần hóa đang là thực trạng đáng quan ngại.

“Chúng ta phải xác định rằng, mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS không phải chỉ là có đất, mà là tạo sinh kế bền vững. Vì thế, nơi còn quỹ đất thì có chính sách đủ nguồn lực để thu hồi đất cấp cho đồng bào; ở những nơi không còn quỹ đất thì tập trung chuyển đổi nghề, miễn sao có thu nhập ổn định”, ông Lương nhấn mạnh.

Để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS, góp phần phát triển vùng Tây Nguyên, một trong những giải pháp mà Ts. Hoàng Xuân Lương đề xuất là các bộ, ngành, địa phương liên quan cần thực hiện hiệu quả việc tạo quỹ đất phục vụ việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Trong đó cần quan tâm bố trí ổn định các khu dân cư, khu sản xuất cho đồng bào, bảo đảm phát triển toàn diện cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời đẩy nhanh tiến độ rà soát thu hồi diện tích đất đai của các NLT trả về cho địa phương, tiến hành đo đạc để giao đất sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Đây là một trong những giải pháp căn cơ để đạt mục tiêu giảm 3%/năm về tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên trong cả giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII.

Để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, như: Nghị định số 163; Quyết định số 134; Quyết định số 33; Quyết định số 755; Quyết định số 2085… Từ chính sách này, chỉ tính giai đoạn từ năm 2003 đến 2016 đã hỗ trợ đất ở cho hơn 93.600 hộ, đất sản xuất cho trên 107.800 hộ gia đình người DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.