Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Bảo bối” của thầy Then

PV - 10:58, 28/05/2018

Tại Liên hoan hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang, 14 đoàn về tham dự không chỉ mang theo các di sản hát Then, vũ điệu Then, âm nhạc Then mà còn mang đến không gian trưng bày những “đồ nghề” của các thầy Then như: mũ, áo choàng, sách cổ, chuông, đàn Tính, chùm sóc nhạc, quạt giấy, thanh âm dương… Trang phục của thầy Then cùng với những “đồ nghề” làm Then mang sắc thái tín ngưỡng rõ rệt. Nó phân biệt chức sắc, cấp bậc và chức năng, nhiệm vụ của người làm Then.

Một trích đoạn nghi lễ “lẩu Then” của Đoàn Lạng Sơn tái hiện tại Bế mạc Liên hoan hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang. Một trích đoạn nghi lễ “lẩu Then” của Đoàn Lạng Sơn tái hiện tại Bế mạc Liên hoan hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang.

 

Những cổ vật gia bảo

Gian hàng của tỉnh Cao Bằng trưng bày tương đối đầy đủ các hiện vật liên quan đến nghề làm Then “cha truyền con nối” của gia đình nghệ nhân Then Bế Sơn Trung, xóm Bản Co, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa (Cao Bằng). Đó là chiếc mũ Then đời kị màu đen; mũ Then đời cụ nửa đỏ, nửa đen; mũ Then đời con nền trong đen, viền ngoài đỏ. Nghệ nhân Bế Sơn Trung giải thích, trên các mũ đều trang trí hoa văn khác nhau và có những sợi tua rua dài gắn hai bên mũ, thể hiện tầng lớp người có uy quyền và thứ bậc cấp sắc cao hay thấp của thầy Then. Thêm một bậc cấp sắc, mũ của thầy then lại thêm hai dải tua rua, thứ bậc càng cao thì sợi tua gắn trên mũ càng nhiều.

baodantoc_quan_ao-then

 

Đi cùng với những chiếc mũ Then là chiếc áo choàng dài của thầy Then. Ở mỗi bậc cấp sắc khác nhau, thầy Then sẽ đội mũ và mặc trang phục tương ứng với bậc sắc của mình. Chùm sóc nhạc cũng thể hiện thứ bậc cấp sắc của thầy Then. Bậc đầu tiên chỉ có 5 dây, bậc thứ hai lên 7 dây, bậc ba 9 dây, bậc bốn 11 dây… Ngoài ra, “bảo bối” của thầy Then còn có nhiều hiện vật khác nhau như sách cổ bằng chữ Nho; đàn Tính, quả chuông đồng (gõ để mời các cụ về), thanh âm dương; xảo cản (nơi cắm que hương); xích linh (để che giấy khi thầy Then viết chữ)…

Chuông cổ được thầy Then sử dụng trong nghi lễ lẩu Then. Chuông cổ được thầy Then sử dụng trong nghi lễ lẩu Then.

 

“Đồ nghề” của thầy Then. “Đồ nghề” của thầy Then.

 

Nghệ nhân Bế Sơn Trung cho biết, toàn bộ hiện vật liên quan đến nghề làm Then tại gian trưng bày tỉnh Cao Bằng là của gia đình ông. Gia đình ông có 7 đời làm Then nên có những cổ vật gia bảo được lưu giữ cả trăm năm nay như những chiếc mũ then đời kị, đời cụ; chiếc chuông cổ bằng đồng; những cuốn sách cổ bằng chữ Nho; bộ sóc nhạc… Riêng sách cổ được sử dụng trong nghề làm Then, gia đình ông hiện vẫn còn giữ được trên 30 cuốn. Trong các cuốn sách cổ gia bảo, có nhiều lĩnh vực thuộc các nghi lễ khác nhau được ghi chép đầy đủ quy trình từng bước như: lễ cấp sắc, lẩu Then, tang ma, hôn lễ, làm nhà, sinh đẻ, chữa bệnh, chiêm tinh học, thổ nhưỡng, âm dương, ngũ hành…

Sách cổ của gia đình nghệ nhân Bế Sơn Trung (Cao Bằng) ghi chép về nghi lễ lẩu Then. Sách cổ của gia đình nghệ nhân Bế Sơn Trung (Cao Bằng) ghi chép về nghi lễ lẩu Then.

 

Ở tỉnh Cao Bằng, gia đình nghệ nhân Then Bế Sơn Trung được coi là “dòng dõi Then” uy tín nhất hiện còn giữ được nhiều sách cổ nhất trong nghề làm Then cha truyền con nối.

Cần có phương án bảo tồn

Từ năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao trọng trách cho Viện Âm nhạc là đơn vị chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan chức năng, các địa phương có di sản Then tổ chức xây dựng Hồ sơ quốc gia “Nghi lễ Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam” đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, một trong những mảng nội dung quan trọng, cần thiết cho việc xây dựng hồ sơ chính là kết quả kiểm kê di sản Then của người Tày, Nùng, Thái tại 11 tỉnh có di sản, đó là: Bắc Giang, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lai Châu, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên và Lào Cai.

Kết quả kiểm kê do Viện Âm nhạc công bố năm 2016 cho thấy, trên địa bàn 11 tỉnh có di sản Then thì có tổng số 799 nghệ nhân làm Then, trong đó tỉnh Lạng Sơn có 509 nghệ nhân, chiếm gần 64%. Về tổng số các hiện vật liên quan đến di sản Then (gồm: tính then, xóc nhạc, thẻn, trang phục áo, mũ, quạt, lệnh bài, chiêng, gậy, tranh thờ…) được kiểm kê tại 11 tỉnh, thành là 12.828 hiện vật, trong đó tỉnh Lạng Sơn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật nhất với 7.610/12.828 hiện vật, chiếm 59%; Về tư liệu văn bản liên quan đến di sản Then của 10 tỉnh (không có tỉnh Điện Biên) là 171 tư liệu, bao gồm cả tư liệu đã xuất bản, thư tịch cổ và tư liệu chép tay của các thầy Then.

Nói về việc bảo tồn, lưu giữ các hiện vật liên quan đến nghề làm Then của các thầy Then ở tỉnh Cao Bằng, nghệ nhân Bế Sơn Trung cho biết, phần lớn những “bảo bối” trong nghề Then là bảo vật của gia đình từ nhiều đời truyền lại. Để cấp sắc cùng các trang phục mũ áo, “đồ nghề” cho các lục hương (những người học trò theo học nghề then), thầy Then thường chuẩn bị sẵn từ nhiều năm trước đó bằng việc tự cắt may trang phục mũ áo then, đặt mua các bộ xóc nhạc qua các thợ kim hoàn ở Lạng Sơn hoặc bên nước bạn Trung Quốc.

Còn tại Lạng Sơn, Nghệ nhân Ưu tú Triệu Thủy Tiên, Chủ nhiệm CLB Đàn hát dân ca tỉnh Lạng Sơn thông tin: “Trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá nhiều nghệ nhân Then biết cắt may lễ phục và làm các nhạc cụ, đồ lễ, đồ nghề trong nghề Then để cấp sắc cho nhau. Một số thợ kim hoàn người Tày, Nùng vẫn chế tác ra những bộ sóc nhạc để bán cho các thầy Then khi có nhu cầu.

Tuy nhiên, theo thời gian, một số hiện vật cổ như thư tịch, sách chữ Nho đang bảo quản trong các gia đình làm Then đã bị mục nát, hư hỏng đi nhiều. Việc làm cần thiết của ngành Văn hóa là khẩn trương tiến hành sao chép, chụp ảnh, quay video toàn bộ những văn bản cổ này để lưu giữ bằng số hóa. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ các nghệ nhân then mở các lớp truyền dạy chữ Nôm để thế hệ trẻ có thể đọc và sao chép lại được các văn bản cổ, không để di sản văn hóa nghi lễ Then trong sách cổ bị thất truyền.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 1 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.