Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bánh tét của người Chăm

PV - 11:54, 12/01/2023

Bánh tét luôn hiện diện trong mâm cúng, đặc biệt hai lễ lớn là Kate và Ramưwan và trở thành biểu tượng ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực của người Chăm.

Hương vị bánh ngày Tết của người Chăm
Hương vị bánh ngày Tết của người Chăm

Bánh tét - tiếng Chăm là “tapei nung”. Người Chăm có câu tục ngữ: “Tapei nung ala, Sakaya ngok” (bánh tét bên dưới, bánh xakaya bên trên). Đây là câu tục ngữ được lưu truyền từ nhiều đời trong cộng đồng người Chăm. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp (Hội VHNT tỉnh An Giang), “bánh tét là một loại “bánh thiêng” mà bất cứ người Nam Bộ nào cũng rất quý trọng, đến mức không dám tự tiện làm để ăn cho đỡ thèm mà phải chờ đến đúng ngày giỗ tết, cúng quảy mới làm để dâng lên!

Còn trong các lễ cúng tế của người Chăm, như đám tang, lễ cúng gia tiên... trên các mâm lễ không thể thiếu “tapei nung”. “Tapei nung” Chăm có hai loại: “tapei nung bbek” và “tapei nung binah”.

“Tapei nung bbek” là bánh tét đòn, đường kính khoảng 7cm, dài khoảng 30cm. Nguyên liệu chính để làm hai thứ bánh này là gạo nếp và đậu. Gạo nếp ngâm khoảng nửa giờ đồng hồ, vớt lên để ráo. Có thể dùng các loại đậu như đậu phụng, đậu đen… rửa sạch, trộn vào gạo nếp.

Nhân lạt thường là đậu đen hay đậu phụng, nhân mặn gồm đậu xanh bóc vỏ, hấp và xào chung với hành củ tím thái mỏng thêm tiêu. Lá dùng để gói bánh là lá chuối. Nếu là lá chuối chát thì tốt hơn, bánh sẽ xanh và thoảng hương dễ chịu. Lá chuối mang phơi nắng cho vừa dẻo để khi gói không bị nứt và rách.

Bánh tét Chăm 1

Trong cộng đồng Chăm Nam Bộ, do cách biệt về địa lý, khác biệt về thổ nhưỡng cũng như phong tục tập quán, đã có khác biệt nhất định về cách ăn uống cũng như các món ăn. Trong đó, các món bánh mang đậm đặc trưng Chăm Nam Bộ khác đôi chút về hình dáng cũng như nguyên vật liệu.

Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang và cả cộng đồng người Chăm ở Campuchia, đến mùa lễ hội là bà con Chăm cùng tụ hợp giúp nhau làm bánh, người phơi lá chuối, người lau xếp lá, người cột dây. Không khí làm bánh tét đã làm nên sự gắn kết xóm làng.

Trong sự kiện văn hóa và ẩm thực Chăm lần đầu tiên trên đất Italia vào tháng 10/2022, tổ chức đúng vào mùa đại lễ Kate diễn ra khắp làng Chăm nhằm tưởng nhớ các vị thần và ông bà tổ tiên, tôi đã chọn món bánh tét để kể và khoe với bạn bè nước ngoài, với bạn bè Việt kiều tại Italy. Buổi sự kiện các vị khách vừa được thưởng thức câu chuyện Chăm, vừa nếm vị bánh tét Chăm chính hiệu, không ngớt ngợi khen đến món bánh đặc biệt này.

Trong những chuyến đi tìm mảng ghép ký ức hình bóng trang phục, tiếng nói và hương vị món ăn của tổ tiên, tôi đã len lỏi theo mọi ngõ ngách làng quê Chăm, đi từ miền Trung Việt Nam qua đến làng Chăm Châu Đốc An Giang, rồi sang làng Chăm Campuchia. Trong những lần đó tôi đã tìm thấy bánh tét, bánh Girong liya, bánh nổ… và bánh tét là loại bánh tôi tò mò nhất vì nó mang nhiều hình bóng, cả Việt cả Chăm.

Bánh tét và bánh Sakaya chuẩn bị cho lễ cúng người Chăm Bani
Bánh tét và bánh Sakaya chuẩn bị cho lễ cúng người Chăm Bani

Tôi được vài lần dự nghi lễ Ngak Mamum và lễ ngak Ndam Padhi tại làng Chăm Kompong Chhnang (Campuchia), đây cũng là hai nghi lễ truyền thống giống cộng đồng người Chăm ở Việt Nam. Trong mâm lễ có bánh Chăm - món bánh tét “tapei nung” và các loại bánh khác nhưng bánh tét là món chủ đạo không thể thiếu trong mâm cúng truyền thống của họ.

Cách gói bánh, nấu bánh vẫn mang hương vị truyền thống của cố hương, đặc biệt là bánh tét cặp. Ngày nay bánh tét có mặt khắp các cộng đồng Chăm, từ Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang cho đến cộng đồng Chăm Campuchia, với ít nhiều khác biệt.

Khi gói người ta dùng lá chuối hai lớp làm vỏ, để bọc đậu nếp, cuộn tròn, cột bằng dây lạt giang, hai bên đầu bánh gói gấp như hình tam giác, sau đó cột tiếp bốn vòng dựng cho bánh đứng thẳng. Muốn cho bánh cứng tránh bị hư dành ăn lâu ngày, người ta giữ bánh đứng và dùng cây đũa thọc, nêm cho chặt, xếp theo hình chéo vào nồi, nấu khoảng từ 5 đến 6 giờ đồng hồ là dùng được.

Còn “tapei nung binah” hay còn gọi là bánh tét cặp. Nguyên liệu được dùng như bánh tét đòn, nhưng nhỏ và ngắn hơn, không có nhân. Bánh gói theo hình bán nguyệt, rồi ghép hai bánh đối xứng với nhau, sau đó buộc lạt, tạo thành hình một bánh đòn.

“Tapei nung binah” được luộc trực tiếp trong nồi nước đun sôi, như bánh tét đòn. Bánh tét cặp được dùng trong các đám tang, giỗ kỵ. Bởi đây là loại bánh không được dùng trong những ngày thường, cho nên chúng hầu như không bị biến tấu như trong trường hợp “tapei nung bbek” vì còn dùng để đãi khách ngày thường nên theo thời gian đã được biến tấu đa dạng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 8 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.