Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản sắc văn hóa không thể mua được bằng tiền

Minh Thu - 10:41, 02/10/2020

Những cuốn thư tịch cổ được gìn giữ, những lớp dạy chữ Nôm Dao được khai mở, những bộ váy áo thổ cẩm được phụ nữ Dao đỏ (một nhóm của dân tộc Dao) nâng niu, gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại…Đó là những việc làm thiết thực thể hiện nỗ lực bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của người dân huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Đường vào xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.
Đường vào xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.

Nỗ lực bảo tồn

Cùng cán bộ văn hóa xã Ngọc Phái, chúng tôi đến xóm Bản Cuôn 1, nơi có 100% đồng bào Dao đỏ sinh sống. Bên hiên nhà, chị Triệu Thị Cơi, Trưởng bản đang thoăn thoắt thêu những mảnh thổ cẩm trên chiếc áo truyền thống của người Dao đỏ.

Dừng tay pha nước mời khách, chị Cơi chia sẻ: Ngay từ khi còn nhỏ, tôi được mẹ truyền dạy những kỹ thuật thêu dệt váy áo thổ cẩm truyền thống. Thấm thoắt vậy mà đã gần 30 năm. Chị Cơi cho biết, ở bản hiện có 70 người biết dệt váy áo truyền thống. Trang phục truyền thống của người Dao đỏ phải đầy đủ khăn quấn đầu, áo trong, áo ngoài, váy và vải bó chân. Dệt hoa văn trên thổ cẩm là công đoạn phức tạp và mất nhiều thời gian nhất. Bởi mỗi loại hoa văn lại thể hiện một ý nghĩa riêng. Do vậy, để hoàn thành một bộ váy áo thổ cẩm, người phụ nữ phải mất hằng tuần để nhuộm vải, chọn chỉ, thêu dệt.

“Với người Dao đỏ, màu chủ đạo trên váy áo là màu đỏ, theo quan niệm đây là màu may mắn, mang lại năng lượng tích cực cho bản thân và cộng đồng. Họa tiết, hoa văn thêu trên váy áo thường là chữ Vạn, hình hoa lá, hình quả trám hoặc cây cối, chim muông… với ý nghĩa hòa hợp với thiên nhiên. Đặc biệt, chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Dao đỏ được thêu nhiều họa tiết tinh tế: Hình cách đoạn, cây vạn hoa, hình vết chân hổ… Khi đội lên đầu, hoa văn sẽ được khoe ra, tạo vẻ hấp dẫn riêng có của hoa văn trên trang phục”, chị Cơi chia sẻ.

Để phụ nữ Dao biết thêu dệt thổ cẩm truyền thống, ngoài sự quan tâm, giúp đỡ của ngành Văn hóa (hỗ trợ vải, chỉ thêu và mở lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm), còn có sự đóng góp của chị Triệu Thị Cơi và bà Triệu Thị Sỉnh trong việc bỏ công sức truyền dạy lại kỹ năng dệt vải thổ cẩm cho phụ nữ trong bản. Từ vài người biết nghề, thạo nghề, nhờ có các chị mà hiện 70% số phụ nữ ở bản Cuôn 1 thành thạo nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

“Tự hào với nét đặc sắc trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ, coi đây là báu vật tổ tiên để lại nên chúng tôi đã nỗ lực để gìn giữ, truyền lại cho con cháu đời sau”, bà Sỉnh tự hào nói.

Chị Triệu Thị Cơi (trái) và bà Triệu Thị Sỉnh thêu dệt thổ cẩm những lúc rảnh rỗi.
Chị Triệu Thị Cơi (trái) và bà Triệu Thị Sỉnh thêu dệt thổ cẩm những lúc rảnh rỗi.

Phát huy bản sắc

Ở Bản Cuôn 1, ngoài việc bảo tồn, phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm, thì nhiều lớp dạy chữ Nôm Dao đã được khai mở. Ông Triệu Tài Chư, một trong những người tham gia đứng lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho hay: Từ năm 2017 đến nay, chúng tôi đã mở được 3 lớp chữ Nôm Dao cho khoảng 90 học viên. Đến nay, 70% trong số những người theo học cơ bản đã biết đọc, biết viết chữ Nôm Dao. Học được chữ Nôm Dao, có người đi làm Tào (thầy cúng), có người đi làm Pụt (làm thầy dạy chữ). Những người trẻ hơn được bố mẹ cho đi học để hiểu thêm về nguồn cội.

“Hiện ở Bản Cuôn 1 có 3 người thành thạo chữ Nôm Dao. Chúng tôi sẽ cố gắng để duy trì các lớp học vào những tháng hè để truyền lại văn hóa cho thế hệ sau. Không thể bỏ được vì bỏ chữ là bỏ văn hóa. Bỏ văn hóa thì sẽ mất hết. Tiền không mua lại được”, ông Chư trải lòng.

Cùng với dạy chữ Nôm Dao, ông Chư cùng ông Hà Sỹ Văn, ông Triệu Tài Thăng, là 3 người còn lại trong thế hệ người già ở Bản Cuôn 1 biết và thực hiện được nghi thức nhảy lửa của người Dao đỏ. Ông Chư cho biết: Đây là nghi thức được thực hiện vào ngày mùng 1 tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng. Theo quan niệm của người Dao đỏ, lửa tượng trưng cho sự sống và được coi như vị thần linh thiêng. Đồng bào Dao đỏ tin rằng, khi Lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân bản một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu.

Theo ông Triệu Tài Chư, thật khó để giải thích về việc đi trên than hồng (nhảy lửa) bởi không phải ai cũng thực hiện được việc này. Như bản thân ông, khi bước chân trên than hồng, chỉ thấy bàn chân ấm dần lên, người lâng lâng, nhè nhẹ, tuyệt đối không hề có cảm giác nóng hoặc bị bỏng rát.

Không chỉ có ý nghĩa cầu phúc, cầu sức khỏe trong năm mới, Lễ nhảy lửa còn được thực hiện trong Lễ cấp sắc của người Dao đỏ. Thanh niên đến tuổi cấp sắc sẽ làm lễ khao binh trước tổ tiên. Sẽ có hai thầy cúng trong Lễ cấp sắc. Một thầy sẽ mời tổ tiên, binh lính hiển linh, một thầy nhảy lửa, múa và phân chia đồ ăn cho binh mã.

Bà Hà Thị Khánh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Chợ Đồn cho biết, trong năm 2020, huyện đã thực hiện việc khảo sát, đánh giá và có phương án hỗ trợ kinh phí đối với một số lễ hội. Theo đó, hỗ trợ kinh phí duy trì các mô hình bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể đối với mô hình dạy chữ Nôm Dao, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục dân tộc Dao đỏ, phục dựng Lễ hội nhảy lửa.

“Tới đây, huyện sẽ lựa chọn một số loại hình văn hóa tiêu biểu tại những địa phương có lợi thế phát triển du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử để duy trì hoạt động và những dịp lễ, tết hằng năm, tiến tới tổ chức thành mô hình du lịch cộng đồng phục vụ khách thăm quan, trải nghiệm”, bà Hà Thị Khánh cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

Làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng là một trong những bản làng tiêu biểu ở miền núi Quảng Ngãi. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời, 100% người Co trong làng đã tự nguyện mang họ Hồ để tưởng nhớ Bác. Từ đó đến nay, bao thế hệ người Co nơi đây luôn nhắc nhở nhau sống, học tập và làm theo di chúc Bác Hồ để lại. Tiêu biểu trong phong trào này là anh Hồ Văn Nam, con trai của già làng Hồ Văn Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 3 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 4 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 4 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 4 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.