Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ban Dân tộc tỉnh Bình Định: Phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc

PV - 10:40, 10/09/2019

Những năm qua, tỉnh Bình Định được đánh giá là một trong những địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trong tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng nâng cao.

Khởi sắc vùng DTTS, miền núi

Địa bàn vùng DTTS tỉnh Bình Định có ý nghĩa quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và môi trường sinh thái; đây là vùng căn cứ địa cách mạng của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Toàn tỉnh có 33 xã, thị trấn có đồng bào các DTTS sinh sống tập trung theo cộng đồng làng, thôn thuộc 6 huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Có 3 huyện thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; có 26 xã khu vực III và 5 xã, thị trấn khu vực II có thôn đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135.

Đồng bào Ba Na huyện Vĩnh Thạnh vui mừng khi nhận được cồng chiêng do UBND tỉnh Bình Định cấp. Đồng bào Ba Na huyện Vĩnh Thạnh vui mừng khi nhận được cồng chiêng do UBND tỉnh Bình Định cấp.

Ông Trần Quốc Lại, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định chia sẻ: Việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc đã góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở vùng cao từng bước hoàn chỉnh, nhất là hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở văn hóa, trạm y tế... Thu nhập bình quân đạt 21,9 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu 21 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm bình quân 5,57%/năm; từ năm 2014 đến năm 2019 đã tư vấn nghề và giới thiệu việc làm cho hơn 5.000 lượt người; bồi dưỡng, tập huấn cho người DTTS trong độ tuổi lao động đạt 80% (chỉ tiêu 50%), trong đó có 20% đào tạo nghề (chỉ tiêu 20%); có 167 người lao động đồng bào DTTS tham gia xuất khẩu lao động. Đến nay, các huyện miền núi đã có quy hoạch phát triển giao thông vận tải; các tuyến đường đến các huyện miền núi cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện, các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt.

Hiện nay, tỷ lệ dân sử dụng điện ở vùng đồng bào DTTS đạt trên 90%. Tất cả các huyện miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào được duy trì thường xuyên; 100% trạm y tế có bác sĩ trực 24/24; 100% người đồng bào DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí...

Đòn bẩy từ chính sách

Góp phần làm nên kết quả trên có vai trò quan trọng của Ban Dân tộc tỉnh. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Ban Dân tộc tỉnh đã trực tiếp chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành, xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách liên quan đến vùng DTTS và miền núi trong giai đoạn 2014–2019 đạt hiệu quả cao.

Trong giai đoạn 2014–2019, đơn vị đã chủ trì, thực hiện Dự án 2 Chương trình 135; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả dự án, sơ kết, tổng kết theo quy định; Chủ trì, rà soát báo cáo UBND tỉnh, trình Ủy ban Dân tộc, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017–2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 4604/QĐ-UBND ngày 12/12/2017; ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định...

Giai đoạn 2013-2017 có 40 danh mục đề án, dự án, chính sách được UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc liên quan tới tất cả các lĩnh vực: Phát triển kinh tế đảm bảo an sinh xã hội; hỗ trợ pháp lý; giáo dục, đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; y tế, chăm sóc sức khỏe; văn hóa; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; tuyên truyền, thông tin truyền thông; khoa học công nghệ... Đặc biệt, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định thực hiện chính sách cấp cồng chiêng cho các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Chính sách này thể hiện sự quan tâm của tỉnh Bình Định dành cho đồng bào DTTS, tạo động lực để đồng bào gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.

Theo ông Trần Quốc Lại, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định: Năm 2017, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ cồng chiêng cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện chương trình này, Ban Dân tộc tỉnh đã khảo sát thực tế từng địa phương vùng đồng bào DTTS nhằm nắm tình hình cụ thể về số lượng cồng chiêng. Kết quả, Ban Dân tộc đã trao 133 bộ cồng chiêng cho 119 thôn, làng và 13 bộ cho các trường phổ thông dân tộc nội trú–bán trú trên địa bàn tỉnh. Sau khi tiếp nhận cồng chiêng, bà con đã thường xuyên sử dụng, truyền dạy cho con cháu và có cách bảo quản tốt để cồng chiêng phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.

Một chương trình cũng mang nhiều ý nghĩa nữa mà Ban Dân tộc đóng vai trò chủ đạo, là triển khai kết nghĩa giữa các cơ quan đơn vị với các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của các ngành chức năng, trong 5 năm qua, các đơn vị kết nghĩa đã phối hợp với các địa phương tổ chức hơn 1.000 lượt tuyên truyền, vận động với nhiều lượt cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham dự. Đáng chú ý, các đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã vận động đồng bào DTTS giải quyết các vụ việc phức tạp, không tham gia sinh hoạt đạo trái phép, không phá rừng làm nương rẫy, vận động học sinh bỏ học trở lại trường…

Có thể nói, sự phát triển của vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định hôm nay là sự chung tay của nhiều cấp ngành. Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh đã thể hiện vai trò của mình trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành những chính sách phù hợp, tạo sức bật cho miền núi. “Tuy nhiên, do đặc thù địa hình, tập quán sản xuất nên quá trình phát triển bền vững của vùng dân tộc, miền núi của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các chính sách hỗ trợ đồng bào; huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS theo hướng bền vững”, ông Trần Quốc Lại cho biết thêm.

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 3 phút trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 6 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 8 phút trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 15 phút trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 27 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 29 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 30 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.