Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bài 5: Ngổn ngang tái định cư

PV - 10:16, 10/09/2018

Trong các số báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải các bài viết phản ánh một loạt các vấn đề bất lợi từ mặt trái của các công trình thủy điện, thủy lợi như: cuộc sống của người dân bị đe dọa khi phải sống dưới những “quả bom nước”; thậm chí phải bỏ tài sản chạy thoát thân vì vỡ đập; tình trạng tích nước, xả lũ tùy tiện đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân vùng hạ lưu... Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, bởi sau cùng, khi đã nhường đất, cuộc sống của người dân nơi tái định cư vẫn ngổn ngang muôn phần...

ngổn ngang tái định cư Thủy điện tích nước đầu nguồn, dưới nguồn sông cạn đáy. (Ảnh tư liệu)

Nơi ở mới-khó khăn cũ

Để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, từ năm 1979, đã có 54.153 hộ dân đã được di dời, tái định cư (TĐC) về 664 bản tại 50 xã và 2 thị trấn thuộc 6 huyện của tỉnh Sơn La (gồm: Phù Yên, Mộc Châu, Bắc Yên, Mường La, Mai Sơn, Vân Hồ). Dù ngân sách còn hạn chế nhưng Chính phủ vẫn ưu tiên bố trí kinh phí để ổn định cuộc sống cho các hộ dân TĐC thủy điện Hòa Bình.

Chỉ tính từ năm 1995 đến nay, thực hiện Dự án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng chuyển dân sông Đà thuộc tỉnh Sơn La” (được ban hành theo Quyết định số 747/QĐ-TTg, ngày 7/12/1994; Quyết định số 1382/QĐ-TTg, ngày 24/10/2001; Quyết định số 1460/QĐ-TTg, ngày 23/8/2011), kinh phí thực hiện là không hề nhỏ. Cụ thể, giai đoạn 1995-2009, thực hiện Quyết định số 747/QĐ-TTg và Quyết định số 1382/QĐ-TTg, gần 780 tỷ đồng đã được cấp cho Sơn La thực hiện Dự án này.

Tuy nhiên, năm 2010, thu nhập bình quân vùng chuyển dân sông Đà thuộc tỉnh Sơn La chỉ đạt khoảng 9,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 43% (chuẩn nghèo đơn chiều). Cũng tại thời điểm năm 2010, thu nhập bình quân của cả nước đạt gần 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,45% (số liệu tổng điều tra, rà soát của Tổng cục Thống kê-Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Từ năm 2011 đến nay, Dự án tiếp tục được triển khai theo Quyết định số 1460/QĐ-TTg. Với tổng vốn hơn 1.656 tỷ đồng. Dự án hướng đến mục tiêu, hết năm 2017 ổn định cuộc sống cho vùng chuyển dân sông Đà thuộc tỉnh Sơn La.

Nhưng vùng chuyển dân sông Đà thuộc tỉnh Sơn La hiện vẫn rất ngổn ngang. Tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 17/7/2017, UBND tỉnh Sơn La đã báo cáo: tỷ lệ hộ nghèo của các xã vùng chuyển dân vẫn còn 35% (chuẩn nghèo đa chiều); 5 xã chưa được cứng hóa đường ô tô đến trung tâm.

Với một dự án TĐC có “thâm niên” như công trình thủy điện Hòa Bình vẫn còn ngổn ngang như vậy, thì ở những công trình có tuổi đời “non trẻ” như thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Huội Quảng-Bản Chát (Lai Châu); thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), thủy điện Đăk Đrinh (Kon Tum)…, cuộc sống của người dân TĐC chưa thể ổn định là điều không khó hiểu. Vậy, đến bao giờ mới thực hiện được mục tiêu đặt ra là, TĐC cho người dân phải có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ?.

Cần một cuộc điều tra  tổng thể

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi này thì có lẽ cần phải làm rõ, cả nước hiện có bao nhiêu gia đình đã (và chuẩn bị) di dời, TĐC vì các công trình thủy điện, thủy lợi? Những tưởng câu hỏi này không quá khó, nhưng thực tế lại chưa có một đáp án chính xác.

ngổn ngang tái định cư Khi thủy điện Hố Hô xả lũ-tháng 10/2016, người dân “rốn lũ” Hương Khê (Hà Tĩnh) dù đã quen nhưng cũng phải giật mình vì lũ lên quá nhanh.

Tại phiên chất vấn ngày 13/8/2018, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, cả nước hiện có 193 dự án thủy lợi, thủy điện có di dân TĐC. Tổng số di dân TĐC khoảng gần 84.000 hộ với trên 353.000 nhân khẩu; đến nay, đã tổ chức di chuyển được hơn 76.000 hộ.

Nhưng đây chưa phải là con số chuẩn; bởi chỉ tính riêng thủy điện Hòa Bình đã di dời 54.153 hộ. Kế đến, việc xây dựng thủy điện Sơn La cũng đã di dời 20.340 hộ; công trình thủy điện Lai Châu ít hơn, chỉ di dời 2.009 hộ.

Ngoài ra, theo báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đến năm 2017, trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên đã xây dựng 81 dự án thủy lợi, thủy điện thuộc 15/19 tỉnh. Các dự án này đều phải thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời, TĐC gần 30.000 hộ/130.000 khẩu.

Đó là chưa tính tới những thủy điện nhỏ, chỉ phải thực hiện giải phóng mặt bằng, di dời, TĐC rất ít. Theo số liệu của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), trong tổng số 824 dự án thủy điện hiện có ở nước ta thì có tới 714 dự án thủy điện nhỏ có công suất lắp máy từ 1-30 MW. Có lẽ, do nhỏ nên chưa tính được số lượng gia đình bị ảnh hưởng, buộc phải di dời.

Dẫu số liệu tổng số hộ phải “nhường đất” cho thủy điện còn rất mơ hồ, nhưng có điều rất rõ là, cuộc sống của người dân di dời, TĐC ở nhiều công trình thủy điện vẫn chưa thể bằng (chưa nói là tốt hơn) so với nơi ở cũ. Thực tế này đã được đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình) “truy” Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đại biểu Sinh gay gắt hỏi: “Đời sống của người dân trong các vùng TĐC còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, không có các biện pháp sinh kế thay thế. Giải pháp cơ bản nào để ổn định đời sống lâu dài của đồng bào”?

Thiết nghĩ, đã đến lúc, các ngành chức năng cần một cuộc tổng điều tra, rà soát về hiện trạng “hậu” TĐC các công trình thủy điện, thủy lợi để có những số liệu chính xác nhất. Có như vậy, mới thiết kế được những giải pháp phù hợp để thực hiện được mục tiêu bảo đảm cuộc sống của người dân TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 06:15, 27/04/2024
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.