Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bác sĩ người Nhật nhận giải “Nobel châu Á” cho hành trình giúp bệnh nhân Việt

Nguyệt Anh - 11:57, 07/09/2022

Bác sĩ Tadashi Hattori là một trong bốn chủ nhân của Giải thưởng Ramon Magsaysay 2022 vì hành động nhân đạo đã giúp nhiều người ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á được phẫu thuật mắt miễn phí.

Bác sĩ Hattori trong cuộc phẫu thuật mắt. Ảnh: Quảng Ninh CDC
Bác sĩ Hattori trong cuộc phẫu thuật mắt. Ảnh: Quảng Ninh CDC

Cơ duyên với đất nước Việt Nam

Bác sĩ Hattori, sinh năm 1964 tại Osaka, tại Nhật Bản. Ông là con trai duy nhất trong gia đình. Bố của bác sĩ Hattori bị ung thư và qua đời vì sự tắc trách của bác sĩ. Cái chết của bố khiến ông đã quyết định theo đuổi ngành y, để cứu người.

Sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa tại Đại học Kyoto - một trong 8 trường đại học uy tín nhất tại Nhật Bản, ông làm việc tại nhiều bệnh viện ở Nhật Bản.

Cơ duyên của ông với Việt Nam bắt đầu từ cuộc gặp gỡ với một bác sĩ của Việt Nam tại Hội nghị nhãn khoa tổ chức tại Nhật Bản vào năm 2001. Biết được khả năng chuyên môn của ông, vị bác sĩ này đã mời ông sang Việt Nam để giảng dạy cho các bác sĩ về kỹ thuật mổ dịch kính võng mạc.

Vị bác sĩ này đã chia sẻ với ông về nỗi trăn trở khi ở Việt Nam có rất nhiều người  mới ở độ tuổi trung niên đã phải chịu cảnh mù lòa vì quá nghèo, không có tiền chữa bệnh. Nhiều tháng liền, bác sĩ Hattori đã suy nghĩ về điều này. Lúc đó, tại Nhật Bản, ông đang có công việc ổn định và mức lương khá cao. Nhưng rồi, ông đã quyết định sang Việt Nam để mổ mắt miễn phí cho những bệnh nhân nghèo, chấp nhận phải nghỉ việc tại bệnh viện ở Nhật Bản.

Chân dung bác sĩ Hattori
Chân dung bác sĩ Hattori

Chuyến đi đầu tiên sang Việt Nam của ông kéo dài khoảng 1 tháng. Trong khoảng thời gian ấy, ông vừa trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại Việt Nam, vừa thực hiện phẫu thuật miễn phí giúp đỡ các bệnh nhân nghèo mắc các bệnh về mắt.

Ông cũng ghi chép lại những trường hợp ông chưa thể giúp đỡ được ở khắp các địa phương trong cả nước. Sau đó, ông trở về Nhật Bản kêu gọi các công ty y tế tài trợ tài chính để ông có thể giúp đỡ những trường hợp này.

Tuy nhiên, việc này không thành công. Lý do là vì ông đã nghỉ việc tại Nhật Bản, không làm cho một bệnh viện nào, nên không thể xin được tài trợ. Ông cũng nộp đơn lên Chính phủ Nhật Bản, nhưng cũng bị từ chối do họ chỉ giúp đỡ các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ).

Quyết tâm cứu giúp người bệnh, ông đã dành chính tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để chi trả cho việc thiện nguyện. Và cái tên Hattori đã gắn với các bệnh nhân nghèo Việt Nam từ đó.

Tại Viện Mắt Trung ương, bác sĩ Hattori vừa tiếp tục vừa hướng dẫn cho các đồng nghiệp Việt Nam, vừa trực tiếp phẫu thuật cho các bệnh nhân. Viện Mắt Trung ương muốn gửi tiền thù lao cho ông, nhưng ông từ chối. Bác sĩ Hattori cho biết, ông sang Việt Nam với mục đích là để giúp đỡ các bệnh nhân nghèo, chứ không phải nhận lương.

Năm 2005, ông sáng lập Tổ chức APBA (Asia - Pacific Prevention of Blindness Association - Hiệp hội Phòng chống mù lòa châu Á - Thái Bình Dương), thêm hàng ngàn bệnh nhân có cơ hội được cứu chữa khỏi nguy cơ mù lòa.

Cũng từ sự hỗ trợ của ông, có thêm rất nhiều bác sĩ trẻ Việt Nam được đào tạo về kỹ thuật mổ dịch kính võng mạc, mang đến nhiều cơ hội sáng mắt cho bệnh nhân khiếm thị.

Với những đóng góp trong sự nghiệp phòng chống mù lòa, năm 2007, ông được Bộ Y tế Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”.

Tâm nguyện làm việc thiện nguyện 

Từ một bác sĩ Nhật Bản đang có cuộc sống ổn định, công việc tốt, mức lương cao, điều gì đã thôi thúc ông “bỏ” tất cả để trở thành một bác sĩ Việt Nam với nhiều khó khăn phải vượt qua như vậy? Chia sẻ về điều này, ông cho biết, chính bố ông là người đã truyền cảm hứng cho ông về việc làm thiện nguyện.

Bác sĩ Hattori khám mắt cho những người già cao tuổi ở Việt Nam
Bác sĩ Hattori khám mắt cho những người già cao tuổi ở Việt Nam

Ông cũng ghi nhớ bài học từ một người thầy của mình: “Hãy luôn đối xử với bệnh nhân như cha mẹ của mình”.

Từ cuộc gặp “định mệnh” với vị bác sĩ Việt Nam năm 2001, cuộc sống của ông chia ra làm 2 phần: một ở Việt Nam và một ở Nhật Bản, trong đó, phần nhiều là ở Việt Nam.

Mới đầu, khi biết ông mang toàn bộ số tiền tiết kiệm “dưỡng già” cho hai vợ chồng đi giúp bệnh nhân nghèo, vợ ông rất giận. Nhưng rồi khi hiểu ra được tấm lòng và ý nguyện của chồng, bà đã ủng hộ ông.

Thời gian đầu, bà theo ông sang Việt Nam, nhưng rồi, số giờ ông dành cho gia đình quá ít ỏi, bà lại trở về Nhật Bản.

Từng ấy năm gắn bó với Việt Nam, bác sĩ Hattori đã vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn, trong đó có cả sự hy sinh hạnh phúc riêng tư. Thế nhưng, mỗi con mắt của bệnh nhân nghèo được cứu, với ông, đó là sự bù đắp vô giá.

Chứng kiến khoảnh khắc bệnh nhân, từ em bé tới cụ già vỡ òa hạnh phúc khi nhìn lại được ánh sáng sau bao năm chìm trong bóng tối, trái tim ông ngập tràn xúc động. Và mỗi ngày, ông lại thêm yêu thương, gắn bó với mảnh đất Việt Nam mà với ông, sự gần gũi, hồn hậu của người dân nơi đây khiến ông có cảm giác giống như ở quê hương Nhật Bản.

Cảm phục tấm lòng của ông, nhiều nhà hảo tâm đã giúp ông về tài chính. Điều đó giúp ông có thêm điều kiện để có thể thực hiện được tâm nguyện của mình.

Giờ đã ở tuổi 58, bác sĩ Hattori vẫn miệt mài với công việc thiện nguyện của mình. Với nhiều bệnh nhân nghèo Việt Nam, trái tim ấp áp của ông cũng tựa như ánh sáng mặt trời mà ông đã giúp họ tìm lại được.

Giải thưởng Ramon Magsaysay được thành lập vào năm 1957 nhằm tôn vinh những người đã quên mình “cống hiến cho các dân tộc châu Á”. Giải thưởng này được đặt theo tên của Tổng thống Philippines Ramon Magsaysay. Ông Magsaysay qua đời trong một vụ tai nạn máy bay năm 1957. Đây là giải thưởng được mệnh danh là Nobel của châu Á. Ngày 31/8, theo công bố, BS Hattori nằm trong 4 người thắng giải năm nay. Những người thắng giải sẽ được vinh danh tại một buổi lễ trực tiếp tại thủ đô Manila của Philippines vào tháng 11.

4 người được nhận giải thưởng bao gồm: Sotheara Chhim - bác sĩ tâm thần và nhà vận động sức khỏe tâm thần người Campuchia; Bác sĩ nhi khoa và nhà vận động quyền trẻ em Bernadette Madrid đến từ Philippines; Gary Bencheghib, một nhà bảo vệ môi trường người Pháp đấu tranh chống ô nhiễm nhựa ở vùng biển Bali.

Được thành lập vào năm 1957 để vinh danh cựu Tổng thống Philippines Ramon Magsaysay, giải thưởng được mệnh danh là giải “Nobel châu Á” đã trao thưởng cho những cá nhân có những đóng góp thúc đẩy sự phát triển con người ở châu Á.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 10 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 10 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 10 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 11 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.