Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Quang (Hà Giang): Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang có dấu hiệu khai thác trái phép, khối lượng lớn tài nguyên khoáng sản

Nguyễn Kiều - 21:52, 01/03/2022

Thời gian gần đây, người dân khu vực xã Quang Minh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) liên tục phản ánh về việc Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang có dấu hiệu khai thác trái phép khối lượng lớn tài nguyên cát, sỏi trên sông Lô, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân nơi đây.

Dự án Thủy điện Sông Lô 5
Dự án Thủy điện Sông Lô 5

Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã tới địa phương để xác minh thông tin trên.

Khai thác tài nguyên theo kiểu “sống gấp”

Theo ghi nhận của phóng viên tại thực địa, giữa dòng sông Lô, thuộc khu vực thôn Lung Cu, xã Quang Minh, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang đang dùng 1 máy xúc cỡ lớn, vục gầu, quốc, đào xuống, múc cát sỏi rồi đổ lên thùng các xe tải. Từ khu vực trên, chiếc máy xúc liên tục hoạt động hết công xuất, múc, ngoạm, bổ xuống dòng sông để lấy cát sỏi. Phía trên bờ, những chiếc xe tải nối đuôi nhau chờ đến lượt vào lấy hàng.

Người dân thôn Lung Cu, phản ánh với phóng viên khi thấy doanh nghiệp khai thác vận chuyển cát sỏi gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ sạt lở bờ sông
Người dân thôn Lung Cu, phản ánh với phóng viên khi thấy doanh nghiệp khai thác vận chuyển cát sỏi gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ sạt lở bờ sông

Bám theo những chiếc xe trên, chúng tôi được “mục sở thị”, từ vị trí khai thác ở xóm Lung Cu, những chiếc xe này chất trên thùng đầy cát, sỏi rồi đua nhau liên tục chở hàng về khu vực xây dựng Dự án Thủy điện Sông Lô 5. Họ vận chuyển vội vã, làm rơi vãi đất cát khiến tuyến Đường 279 luôn ngập trong bùn đất.

Trao đổi với chúng tôi, anh N.V.Q. người dân thôn Lung Cu lo lắng nói: Đơn vị xây dựng Dự án Thủy điện Sông Lô 5 khai thác cát sỏi ở thôn chúng tôi từ khoảng tháng 11/2021. Sau khi thấy đơn vị này khai thác vận chuyển cát sỏi gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ sạt lở bờ sông, bà con chúng tôi đã phản ánh đến chính quyền địa phương. Lúc đầu thì họ ngừng hoạt động, nhưng chỉ được một thời gian sau đó họ lại tiếp tục khai thác.

"Tôi rất lo lắng, khi Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang liên tục dùng máy móc, phương tiên đào xới, khai thác để lấy cát sỏi dưới sông như vậy! Họ khai thác theo kiểu “sống gấp”, lấy cho bằng được không cần để ý đến môi trường hay bà con chúng tôi nơi đây. Tôi sợ rằng cứ đà này, chẳng mấy hai bên bờ dòng sông sẽ bị sạt lở. Người dân chúng tôi cũng không biết phải di dời đi nơi đâu sinh sống?", anh N.V.Q. lo lắng.

Máy xúc của Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang, liên tục hoạt động hết công suất, múc, ngoạm, bổ xuống dòng sông để lấy cát sỏi
Máy xúc của Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang, liên tục hoạt động hết công suất, múc, ngoạm, bổ xuống dòng sông để lấy cát sỏi

Chưa được cấp phép đã vội vã khai thác tài nguyên

Để rõ hơn về nội dung trên, chúng tôi đã có buổi làm việc với cán bộ quản lý dự án của Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang. Vị này chia sẻ: Hiện tại Công ty Xuân Thiện đã làm hợp đồng mua bán vật liệu với Công ty TNHH và Xây dựng Long Anh. Khu vực đang khai thác ở thôn Lung Cu,  Công ty đang làm thủ tục xin tận thu cát sỏi để làm vật liệu.

Biên bản kiểm tra của cơ quan Công an chỉ rõ Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang chưa có văn bản của UBND tỉnh Hà Giang cho phép khai thác tận thu khoáng sản
Biên bản kiểm tra của cơ quan Công an chỉ rõ Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang chưa có văn bản của UBND tỉnh Hà Giang cho phép khai thác tận thu khoáng sản

Để có thông tin khách quan, đa chiều, ngày 24/2, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND xã Quang Minh - ông Nguyễn Khánh Dư. Ông Dư cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân về việc, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang khai thác cát sỏi khu vực thôn Lung Cu, UBND xã đã cử cán bộ xuống kiểm tra, lập biên bản. 

Trong quá trình kiểm tra, phía Công ty TNHH Xuân Thiện cho biết, khu vực họ khai thác nằm trong hạng mục cải tạo hạ lưu của Dự án Thủy điện Sông Lô 5. Hiện Công ty đang làm thủ tục để xin tận thu vật liệu, tuy nhiên chưa có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Hà Giang.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010, thì khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm: Cát các loại; đất sét làm gạch, ngói; đá các loại; cuội, sỏi, sạn…

Tại Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương quy định:

Điều 1. Bổ sung Khoản 11 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP... chỉ rõ: Điều kiện kinh doanh khoáng sản: Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp. Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau: Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Như vậy có thể thấy, việc Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang khai thác khoáng sản tại khu vực trên là có thật. Và, việc Công ty khai thác khối lượng lớn tài nguyên khoáng sản, trong thời gian dài khi chưa được sự chấp thuận của UBND tỉnh Hà Giang là trái phái luật.

Xe vận chuyển cát, sỏi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân
Xe vận chuyển cát, sỏi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân

Thiết nghĩ, chính quyền tỉnh Hà Giang cần khẩn trương vào cuộc làm rõ sự việc, không để doanh nghiệp lợi dụng dự án khai thác trái phép tài nguyên, gây ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân và thất thoát tài nguyên khoáng sản.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 4 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.