Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Giang: Huy động nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số an cư, từng bước giảm nghèo bền vững

Công Minh - 13:36, 30/11/2023

Thực hiện dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt (Dự án 1) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bắc Giang đã huy động nguồn lực, hỗ trợ xây dựng nhiều ngôi nhà mới cho hộ nghèo vùng DTTS và miền núi , góp phần giúp đồng bào an cư lạc nghiệp, từng bước giảm nghèo bền vững.

Nhiều hộ gia đình thuộc thôn, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa nhà dột nát, xuống cấp.
Nhiều hộ gia đình thuộc thôn, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa nhà dột nát, xuống cấp.

Nhằm hỗ trợ nhà ở giúp bà con “an cư lạc nghiệp”, không để hộ dân nào phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ, năm 2023 UBND huyện Lục Ngạn đã phê duyệt 121 hộ có nhu cầu hỗ trợ xây dựng nhà ở là các hộ nghèo sinh sống tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn; hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện. Định mức hỗ trợ tối đa trên 01 hộ là 44 triệu đồng. Đến nay huyện đã hỗ trợ xong 14 hộ, đã khởi công 17 hộ, 90 hộ đang trong quá trình triển khai.

Trong căn nhà còn thơm mùi sơn mới, anh Giáp Văn Mạnh (trú tại thôn Xạ Nhỏ, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn) cùng người thân vẫn còn ngỡ như vừa trải qua một giấc mơ.

Trước đó, gia đình anh Mạnh đã phải sống trông căn nhà tạm bợ được dựng cách đây 15 năm. Mặc dù căn nhà đã xuống cấp nhiều năm, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình chỉ biết trông chờ vào mấy sào ruộng bạc màu, công việc làm thêm thì bấp bênh nay có mai không, nên vợ chồng anh Mạnh không dám mơ ước về một ngôi nhà mới.

Cách đây không lâu, khi biết nhà nước có chính sách xét duyệt, hỗ trợ các gia đình thuộc thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS về xây dựng nhà ở, anh Mạnh và người thân cũng có tâm trạng thấp thỏm. Và khi nắm được thông tin, gia đình nằm trong diện được hỗ trợ làm nhà, cả nhà anh Mạnh đều vui mừng khôn xiết. Cùng với số tiền được Nhà nước hỗ trợ, cộng thêm huy động vay mượn từ bố mẹ, anh chị em trong nhà, cuối cùng căn nhà mới khang trang của gia đình anh Mạnh cũng hoàn thành để kịp đón tết.

Anh Mạnh xúc động chia sẻ "Tới giờ, tôi vẫn chưa dám tin đây là sự thật. Vậy là từ nay trở đi, gia đình tôi đã có căn nhà mới để an cư, sẽ không còn nỗi lo nhà dột, sập mỗi khi mùa mưa bão ập tới. Con cái của vợ chồng tôi theo đó cũng sẽ yên tâm học hành hơn. Thời gian tới, vợ chồng tôi sẽ cố gắng bảo ban nhau, tu chí làm ăn để từng bước trả bớt nợ tiền xây nhà, dần ổn định cuộc sống”.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh Nguyễn Văn Lĩnh (trú tại thôn Xạ To, xã Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang) đã có ngôi nhà mới để an cư.
Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh Nguyễn Văn Lĩnh (trú tại thôn Xạ To, xã Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang) đã có ngôi nhà mới để an cư.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Lĩnh (trú tại thôn Xạ To, xã Đèo Gia), sau khi được Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, cũng đã mạnh dạn vay mượn thêm anh em họ hàng, cộng thêm tiền tích luỹ của gia đình để xây dựng ngôi nhà mới. Giờ đây, 4 người trong gia đình anh Lĩnh đã được ở trong một ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp. Chứng kiến sự vươn lên của anh Lĩnh và người thân, bà con lối xóm đều cảm thấy khâm phục và vui lây.

Ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Đèo Gia (huyện Lục Ngạn) cho biết: "Trong những năm qua việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Bên cạnh đó xã thường xuyên vận động bà con nhân dân cùng nhau hỗ trợ ngày công giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, yên tâm chăm lo sản xuất, đảm bảo cuộc sống. Đây là nguồn động viên, khích lệ lớn để các hộ gia đình cố gắng lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống".

Cũng như gia đình anh Mạnh, anh Lĩnh, trước đây, gia đình anh Lý Văn Khang (SN 1978, đồng bào dân tộc Tày, trú tại thôn Dùm, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam) phải sinh sống trong một ngôi nhà cấp 4 dột nát, xây dựng từ những năm 90. Điều đáng nói, anh Khang mắc bệnh nên sức khoẻ yếu, không thể làm những việc nặng. Do vậy, gánh nặng kinh tế gia đình đều đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của vợ anh. Chính vì vậy, gia đình anh cũng không dám mơ một ngày nào đó sẽ xây dựng được ngôi nhà mới.

Đúng vào thời điểm khó khăn nhất, cuối năm 2022, gia đình anh Khang được hỗ trợ 44 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi để cải tạo nhà ở. “Từ số tiền này, gia đình tôi đã thay được mái ngói mới, gia cố tường, lát nền nhà và quét vôi, ve toàn bộ ngôi nhà. Giờ đây mỗi khi mùa mưa bão đến, cả gia đình không còn phải nơm nớp lo ngôi nhà bị sập. Nhìn thấy niềm vui ánh lên trong đôi mắt của vợ con, tôi cũng yên tâm hơn để điều trị bệnh và hỗ trợ gia đình phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo”, anh Khang xúc động bộc bạch.

Nhiều hộ dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được hỗ trợ cải tạo nhà ở khiến diện mạo nhiều thôn bản ngày một “thay da đổi thịt”.
Nhiều hộ dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được hỗ trợ cải tạo nhà ở khiến diện mạo nhiều thôn bản ngày một “thay da đổi thịt”.

Để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2021-2025 giảm hơn 3% tỷ lệ hộ nghèo người DTTS/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi bình quân giảm 2,5%/năm, trong đó các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3%/năm, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Bắc Giang đã dành gần 2,5 nghìn tỷ đồng để thực hiện 10 dự án (Trong đó có hơn 70 tỷ đồng hỗ trợ 884 hộ nghèo người DTTS, hộ người Kinh nghèo sống tại vùng đặc biệt khó khăn cải tạo nhà ở).

Ngoài nguồn lực của trung ương, tỉnh, cũng như các huyện đều có những giải pháp phù hợp tiếp sức cho các hộ nghèo vùng DTTS và miền núi từng bước tự vươn lên để giảm nghèo bền vững.

Theo ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, các chính sách dân tộc được triển khai như làn gió mới đối với những địa bàn đặc biệt khó khăn, tạo động lực để các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Tuy nhiên, so với các địa bàn khác, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, cần thêm nhiều nguồn lực hơn nữa.

Để Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 (từ năm 2021 - 2025), phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, ông Vi Thanh Quyền đề nghị các huyện phối hợp chặt chẽ với Ban triển khai thực hiện hiệu quả chương trình. Quan tâm rà soát các Dự án, Tiểu dự án thành phần, bảo đảm đầu tư, hỗ trợ đúng đối tượng theo quy định, phát huy được hiệu quả chính sách dân tộc một cách cao nhất. Với các khó khăn, vướng mắc, Ban sẽ chủ động phối hợp tháo gỡ, từ đó, tối ưu hóa các giải pháp triển khai cụ thể từng Dự án, Tiểu dự án, qua đó góp phần khơi dậy ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân, nhất là đồng bào DTTS tại các huyện miền núi.

Có thể nói, với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp chính quyền, tỉnh Bắc Giang đã và đang triển khai có hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi an cư, để từng bước vươn lên giảm nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.