Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ba Tơ (Quảng Ngãi): Sợ mất tiền hỗ trợ, chính quyền xã cho dân dựng nhà trên đất ruộng

PV - 10:34, 03/12/2018

Nhiều gia đình ở xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) phải di dời nhà cửa đến nơi ở khác vì sạt lở núi. Do chưa xây dựng được khu tái định cư (TĐC), nên người dân đã dựng nhà dưới ruộng để ở. Việc dựng nhà dưới ruộng tiềm ẩn rủi ro vì chân đất yếu không đảm bảo độ an toàn, phá vỡ quy hoạch đất sản xuất. Bên cạnh đó, một phần diện tích ruộng không được gieo trồng sẽ dẫn đến thiếu ăn giáp hạt.

Ba Tơ Những ngôi nhà của người dân được xây dựng dưới ruộng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vụ sạt lở núi tháng 11/2017, khiến 12 hộ dân (44 nhân khẩu) ở thôn Kà La, xã Ba Dinh (Ba Tơ) phải di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Những ngày đầu, các hộ được chính quyền tạo điều kiện đưa về nhà văn hóa thôn để sinh sống. Sau khi mưa lớn đi qua, các hộ vay mượn, dựng chòi tạm trên những đám ruộng của gia đình để ở. Nhưng gần 01 năm qua, vì chờ đợi về khu tái định cư không thấy, các hộ đã dựng nhà ván trên đất ruộng ở.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ Trần Trung Triết, huyện đã lập tờ trình xin tỉnh kinh phí đầu tư khẩn cấp khu TĐC cho các hộ dân này, với số tiền khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết quý I/2018 vẫn chưa được tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện. Trong khi đó, những hộ này lại được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà mới, nếu không giải ngân sẽ bị thu hồi vốn. Vì thế, chính quyền đành để người dân làm nhà ngay trên đất ruộng để kịp thời giải ngân tránh bị mất vốn.

Bà Phạm Thị Hoa, một trong 12 hộ dân làm nhà trên đất ruộng vừa dọn về nhà mới ở cho biết: “Khi nhà cũ bên kia suối bị vùi lấp, phải dọn sang bên này suối làm chòi ở. Cán bộ xã bảo phải chờ để làm khu tái định cư, nhưng chờ mãi mà không thấy làm, nên dân tự làm nhà thôi. Hơn nửa năm ở trong chòi bạt, trẻ con và người già đau ốm suốt. Giờ vừa xong cái nhà, dọn về ở khá hơn, nhưng cũng chưa hết lo vì nhà ở trên nền đất rất yếu”.

Ông Phạm Văn Hút hộ dân khác cho biết: Vì không biết phải dựng nhà ở đâu, đất nhà chỉ có đồng ruộng nên phải lấy đất ruộng làm nhà. Sống dưới ruộng, cũng lo lắng khi mưa đến, nền đất ruộng yếu, lún và lầy lội, việc thoát nước mưa cũng gặp khó khăn. “Tôi đã dùng cuốc đào đường mương quanh nhà để nước mưa chảy, không tạo thành vũng nhưng khi mưa lớn thì nước vẫn ngập”.

Ông Phạm Văn Phuy, ở thôn Kà La cho hay, đất sản xuất trong vùng chủ yếu là ruộng bậc thang. Những đám ruộng làm nhà là vùng lõm bằng phẳng, giống như túi chứa nước. Khi mưa lớn, nước từ trên núi cao đổ dồn về đây. Giờ là mùa nắng thì khô ráo, chứ đến mùa mưa, nước sẽ vây quanh, không có lối đi về.

Cánh đồng Kà La, có 12 hộ dân dựng nhà để ở chỉ cách một con suối. Đây là đất ruộng nên hạ tầng thiết yếu như điện, đường, hệ thống nước sinh hoạt đều không có, vì vậy cuộc sống của người dân rất khó khăn. Hằng ngày, người dân phải đi bộ ra suối Kà La lấy nước về dùng. Gia đình nào có tiền thì mua nước bình để nấu cơm và uống.

“Không có nước sạch và giếng đào, nên tôi chỉ có thể lấy nước suối ở con suối dọc thôn Kà La sử dụng cho sinh hoạt, còn điện thì tự đi xin kéo về dùng”, ông Hút nói.

Không chỉ khó khăn về điều kiện sinh hoạt và không đảm bảo an toàn, việc dựng nhà trên đất ruộng khiến cho các hộ đang thiếu đất sản xuất gieo trồng. Chị Phạm Thị Vy kể: Xã bảo chờ xây dựng khu TĐC, nhưng chờ mãi không thấy. Sau đó, cán bộ xuống nói với dân, ai có đất ruộng thì làm trên ruộng, có rẫy keo thì đốn keo mà làm nhà cho kịp, chứ không thì không được hỗ trợ 50 triệu đồng nữa. Nghe thế, ai cũng lo lắng, nên đành phải dựng nhà dưới ruộng. “Nhà mình có một mảnh ruộng, nay làm nhà xong thì không còn ruộng để làm lúa nữa, lấy gì mà ăn đây”.

Việc bố trí cho người dân có chỗ ở an toàn là điều cần thiết. Nhưng giải quyết tình thế theo cách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, bao khó khăn trong cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây xem ra vẫn chưa dừng lại... Thiết nghĩ, thời gian tới, Chính quyền địa phương cần có các giải pháp khác để người dân ổn định lâu dài, bền vững.

PHƯƠNG TRANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 1 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia LaiNhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia LaiHotline/Zalo: 0935.964.888Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 1 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.