Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bà giáo 76 tuổi và cuộc “dạo chơi” với sắc màu hội họa

Hồng Phúc - 12:19, 01/08/2021

Ngắm nhìn không gian nghệ thuật trong trẻo, nên thơ về con người, núi rừng Tây Bắc của bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu ̣̣(76 tuổi, nguyên giáo viên dạy Văn -Trường THCS Tân Thành, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), công chúng và cả giới hoạ sĩ đều bất ngờ ,bởi đó là những tác phẩm hội họa của một người chưa học qua trường lớp năng khiếu, nghệ thuật nào. Cần mẫn sáng tác ở độ tuổi xưa nay hiếm, bà lặng lẽ cầm cọ và bung toả tình yêu nghệ thuật với vẻ đẹp tự nhiên như một bông hoa rừng.

Bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu bên các bức tranh của mình
Bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu bên các bức tranh của mình

Cuộc gặp gỡ định mệnh 

Ngắm tranh của bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu, với những gam màu tươi sáng, hồn nhiên hiện lên, trái ngược với cuộc đời trắc trở, truân chuyên của người phụ nữ này. “Nguồn cơn” của những bức vẽ ấy, theo bà, xuất phát  từ tình yêu duy nhất của bà trong cuộc đời. Và rồi, miền ký ức ấy dần hiện qua từng bức tranh, từng màu sắc.

Đó là năm 1966, ở quê hương gang thép, khi đó, bà còn là cô nữ sinh 21 tuổi, tóc tết bím hai bên. Trong một lần đến nhà bạn ăn cơm, tình cờ gặp Đại Đội trưởng thuộc Trung đoàn Sông Lô. “Hôm sau, khi tôi đi mua gạo cho thầy giáo, lại gặp anh ở chợ. Anh mời tôi đi uống nước ở gốc cây đa, chỉ một cốc si rô và cái bánh quy mà tôi nhớ mãi. Rồi anh bỏ thư vào bao gạo ấy. Hồi ấy, tôi còn trẻ con, nhờ người chị dịch giúp, tôi mới biết rằng anh có ý với mình. Rồi chúng tôi hẹn nhau ở rừng thông trưa hôm sau. Có lẽ đó là lúc tình yêu bắt đầu, dù chúng tôi còn chưa chạm tay nhau”, bà Dậu hồi tưởng.

Sau đó, anh nhận lệnh lên đường đi B, vào Quảng Bình, bà Dậu chỉ nhận được lá thư tay của anh qua người anh trai, nội dung chỉ có một đoạn thông báo về tình hình chiến trường, đạn bom ác liệt, cùng một tấm ảnh nhỏ xíu mà bà đã nâng niu, gìn giữ nửa thế kỷ nay cho đến tận giờ.

Bà kể: "Rất lâu không có tin tức của anh. Cho đến một ngày vào năm 1969, tôi theo gia đình về huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) tránh bom. Lần ấy, thật bất ngờ, tôi gặp lại anh từ chiến trường ra ngoài Bắc an dưỡng, hết hạn, chuẩn bị vào tuyến trong. Anh nắm tay bảo tôi cho địa chỉ, nhưng lúc đó, chiến tranh loạn lạc, cả tôi và anh cũng di chuyển liên tục, thành ra hai chúng tôi lại bị mất liên lạc với nhau. 

Năm 1975, bà nghe tin Đại đội của ông đang tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên và ông đã hy sinh."Tôi cũng không ngờ lần gặp lại, lần đầu chúng tôi nắm tay nhau, nhưng cũng chính là lần cuối gặp nhau", bà Dậu kể. Kể từ đó, tình yêu bà dành cho ông chính là mối tình đầu tiên, và duy nhất của bà Dậu. Sau mối tình đầu đó, , bà vẫn không yêu ai, sống một mình từ đó đến tận bây giờ.

Có lẽ vậy mà, 50 năm qua, dù âm dương cách biệt, nỗi nhớ về ông vẫn luôn chập chờn trong nhiều giấc ngủ. Bà nói, bà vẫn mơ thấy ông, ông kể cho bà nghe chuyện chiến đấu, kể về nỗi nhớ nhung chưa kịp tỏ bày, bà nói sáng nào bà cũng thắp hương, pha cà phê cho ông.

Và có lẽ đây chính là lý do, bà có được cảm hứng để sáng tác những bức tranh, với ký ức đẹp đẽ về đề tài tình yêu, tuổi thanh xuân; những tác phẩm về những cô giáo Tày, cô gái Dao, em bé, chàng trai Mông, về nét đẹp của đồng bào vùng cao... qua những nét vẽ của bà, tái hiện thật sống động.

Một bức tranh của bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu
Một bức tranh của bà giáo Nguyễn Ngọc Dậu

“Tôi chỉ lo mình già yếu, không có sức để vẽ”

Bà Dậu nguyên là giáo viên dạy Văn Trường THCS Tân Thành (TP. Thái Nguyên), nay đã về hưu, cuộc sống độc thân lúc tuổi già đã khó với đồng lương hưu còm cõi, giờ bà còn trông nom cậu em ruột, là họa sĩ Nguyễn Đê Thích bị liệt do tai nạn giao thông. Thế nhưng, không than vãn vất vả, bà vẫn điềm nhiên đối diện với cuộc sống còn nhiều gian nan, bằng một tình yêu nghệ thuật rất hồn nhiên.

Bà kể, bà đến với hội hoạ rất đơn giản, tự nhiên; anh trai và em trai của bà đều theo ngành nghệ thuật, nhưng cũng chưa từng triển lãm tranh. “Em tôi trước khi bị tai nạn để lại bức phác thảo dang dở. Tình cờ, tôi đã cầm bút vẽ tiếp”.

Và từ đó - năm 2017, bà bắt đầu mày mò vẽ tranh, bà tự học mặc cho nhiều người chê cười, ái ngại khi bắt đầu ở tuổi xế chiều. Dù chưa một lần học hành qua trường lớp, nhưng cầm cọ, pha màu vẽ như có một ma lực gì đó cuốn hút bà Dậu.

 “Nhớ lại gì là tôi vẽ. Tôi cứ vẽ đến khi mệt thì nghỉ, có lúc say sưa mà quên mất đã quá nửa đêm. Mặc cho ai nói gì thì nói,  tay tôi vẫn không thể ngừng vẽ được”, bà Dậu kể.

Dường như quên hết khó khăn, đắng đót của cuộc đời, bà cứ cặm cụi lặng lẽ sáng tác như thế. Trong 3 năm, hơn 100 bức tranh ra đời, khiến nhiều hoạ sĩ phải ngỡ ngàng về bố cục, màu sắc và sự chân thật, đẹp đẽ qua từng nét vẽ.

“Tôi khao khát có một triển lãm tranh của riêng mình. Và tôi đã làm được. Tôi đã liều lĩnh tự đầu tư 30 triệu đồng để tổ chức chức triển lãm tranh”.

Bà Dậu một mình lo kinh phí, thuê xe, chuyển tranh ra Triển lãm ở 16 Ngô Quyền. Triển lãm đã kết thúc trong tháng 5 và thành công ngoài mong đợi. Nó để lại những tiếng vang không nhỏ, về một hiện tượng kỳ lạ của hội hoạ Việt Nam, được tạo ra bởi một hoạ sĩ lạc vào cuộc chơi sắc màu một cách hồn nhiên nhưng đầy đam mê.

Những ký ức tươi đẹp ấy sống động hiện lên qua từng bức vẽ, khiến người xem trầm trồ, xao xuyến và bất ngờ. Ẩn hiện trong mỗi bức tranh là thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp, là và một tình yêu son sắt, thuỷ chung. Đặc biệt, người xem tranh không chỉ yêu mến không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, mà còn khâm phục, ấn tượng với bà, bởi niềm đam mê mãnh liệt của một người phụ nữ đã ở tuổi 76!.

“55 bức tranh trưng bày, bức nào cũng ngay ngắn, chững chạc, màu sắc tươi sáng, nhuần nhị. Trực cảm về màu của chị là thứ trời cho, học cũng chẳng được thế. Gần một nửa là những tranh thật sự xuất sắc, những bố cục, những mảng màu đẹp, ngọt ngào mà nhiều họa sĩ chuyên nghiệp mơ ước cũng khó mà làm được”, hoạ sỹ Lê Trí Dũng đã phải thốt lên như vậy khi xem tranh của bà.

 Hiện tại, bà vẫn đang miệt mài sáng tác với ấp ủ cho triển lãm sắp tới, sau khi dịch bệnh Covid -19 được đẩy lùi... 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 7 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 7 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 8 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 8 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 8 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 9 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 9 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 9 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.