Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

ASEAN: Vượt qua thách thức, phát huy vai trò trung tâm ở khu vực

PV - 11:16, 26/10/2021

Chiến lược thích ứng với đại dịch Covid-19 trong điều kiện mới cùng truyền thống đoàn kết của ASEAN là chìa khóa để ASEAN giải nguy những thách thức và tiếp tục tiến về phía trước.

Sự tồn tại và phát triển của ASEAN trong gần 55 năm qua chứng kiến không ít những khó khăn nội bộ nhưng các nước ASEAN đã vững vàng vượt qua. (Nguồn: Getty)
Sự tồn tại và phát triển của ASEAN trong gần 55 năm qua chứng kiến không ít những khó khăn nội bộ nhưng các nước ASEAN đã vững vàng vượt qua. (Nguồn: Getty)

Các Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức từ ngày 26-28/10 theo hình thức trực tuyến.

Các hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực đang phải ứng phó với nhiều thách thức do biến chủng Delta gây ra và gia tăng của cạnh tranh ảnh hưởng nước lớn. Hợp tác để vượt qua đại dịch Covid-19, tìm tiếng nói chung trong vấn đề Myanmar và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang định hình nằm trong số những trọng tâm của các Hội nghị cấp cao và các hội nghị liên quan tới đây.

Dù đã đạt những tiến bộ nhất định nhưng khoảng cách về nhận thức giữa các bên khiến tiến trình đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) khó có thể hoàn tất trong năm 2021 như dự kiến trước đó.

Thích ứng để phát triển trong điều kiện mới

Dù còn gặp rất nhiều khó khăn do sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta nhưng nhờ chiến lược mới nhằm ứng phó với dịch bệnh, kinh tế các nước ASEAN đã có những tín hiệu tích cực so với năm 2020.

Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra vào tháng 9, dù được dự báo là sẽ phục hồi với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự kiến ​​trước đó do sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta, tăng trưởng kinh tế dự kiến của các thành viên ASEAN (ngoại trừ Myanmar) đều ở mức tăng khá so với năm 2020, trong đó dẫn đầu là Singapore với khoảng 7% (với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hai mũi cho 3/4 dân số) và thấp nhất là Thái Lan với khoảng 0,7%.

Nền kinh tế lớn nhất khu vực là Indonesia cũng được dự đoán có tăng trưởng khá ở mức 4,5%. Các nền kinh tế ASEAN cũng được dự đoán có mức tăng trưởng khá trong năm nay, như Philippines (4,5%), Việt Nam (3,8%), Malaysia (3,3%), Lào (2,3%), Campuchia (1,9%). Riêng Myanmar, do thách thức kép từ đại dịch Covid-19 và khủng hoảng chính trị, ADB dự đoán kinh tế nước này sẽ ở mức âm sâu (-18,1%).

Các nước thành viên ASEAN đang chủ động thích ứng với dịch bệnh thông qua chiến lược đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng, hay ít nhất là giảm tối đa số ca bệnh nặng để từng bước mở cửa, khôi phục sản xuất và lưu thông trong bối cảnh gia tăng nhu cầu toàn cầu.

Do vậy, ASEAN cần tiếp tục tăng cường hợp tác nội khối cũng như với các đối tác bên ngoài trong việc cung ứng vaccine để tăng tỷ lệ tiêm chủng hay xây dựng cơ chế công nhận hộ chiếu vaccine, trước hết là trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. Bao phủ tỷ lệ tiêm vaccine và mở cửa sẽ là những yếu tố mang tính quyết định đối với việc nối lại các chuỗi sản xuất và cung ứng giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.

Tiếp tục vượt qua những thách thức lịch sử

Sự tồn tại và phát triển của ASEAN trong gần 55 năm qua chứng kiến không ít những khó khăn nội bộ nhưng các nước ASEAN đã vững vàng vượt qua.

Malaysia và Philippines đã đạt được sự thống nhất quanh vấn đề Sabah để Hội nghị cấp cao ASEAN lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1976, 9 năm sau khi ASEAN ra đời. Thách thức chính trị ở Campuchia năm 1997 cũng không thể ngăn được việc ASEAN thống nhất kết nạp nước này vào năm 1999 khi tình hình được ổn định, hoàn thất khát vọng về một ASEAN của tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á lúc đó.

Từ các nguyên tắc cốt lõi mang bản sắc ASEAN là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ASEAN có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để dàn xếp "êm đẹp" các mối quan hệ nội bộ trong khối. Những thách thức hiện tại không thể làm khó ASEAN trong việc hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra.

Trong cuộc xung đột giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh chủ quyền ngôi đền hơn 900 năm tuổi Preah Vihear, ASEAN được Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc tin tưởng giao nhiệm vụ hòa giải tranh chấp giữa hai nước. Khi Toàn án Công lý quốc tế (ICJ) ra lệnh thiết lập một khu phi quân sự tạm thời xung quanh ngôi đền, các quan sát viên ASEAN một lần nữa được giao nhiệm vụ giám sát khu vực này.

Vừa qua, Chủ tịch ASEAN năm 2021 quyết định không mời lãnh đạo quân sự Myanmar tham dự các Hội nghị cấp cao ASEAN 38 và 39, thay vào đó là một đại diện phi chính trị.

Đây không phải là lần đầu tiên ASEAN đứng trước thách thức từ vấn đề nội bộ của một quốc gia thành viên.

Năm 2004, việc kết nạp Myanmar vào Hội nghị Á-Âu (ASEM) gặp khó khăn nhưng với việc ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) đạt được sự thống nhất về việc hạ cấp đại diện Myanmar tham dự hội nghị, tất cả các thành viên ASEAN đã trở thành thành viên của ASEM.

Rõ ràng, với hơn nửa thế kỷ phát triển, từ các nguyên tắc cốt lõi mang bản sắc ASEAN là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ASEAN có đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để dàn xếp "êm đẹp" các mối quan hệ nội bộ trong khối. Những thách thức hiện tại không thể làm khó ASEAN trong việc hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra.

Củng cố vai trò trung tâm

Hiện nay, khu vực đang phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh ảnh hưởng nước lớn ngày càng tăng, trong đó nổi bật là cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia lo ngại rằng các nước ASEAN sẽ bị chia rẽ nghiêm trọng do đứng trước nguy cơ phải chọn bên. Mối quan ngại được củng cố với sự ra đời của các cơ chế hợp tác mới.

Về chính trị, sự ra đời của Đối thoại an ninh Bộ tứ (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) và thỏa thuận quốc phòng mới giữa ba nước Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) được cho là có nguy cơ đẩy sân chơi an ninh vào tay các nước lớn khác.

Đó là chưa kể về mặt kinh tế, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chỉ có sự hiện diện của ba nước thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia và Việt Nam trong khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lại có sự hiện diện của hai cực kinh tế lớn của thế giới là Trung Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, vai trò trung tâm của ASEAN vốn bắt đầu chính thức được xác định từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, sẽ tiếp tục được củng cố ít nhất với hai lý do.

Thứ nhất, bản thân ASEAN và các đối tác đối thoại lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand đã thiết lập kênh đối thoại thượng đỉnh song phương (ASEAN+1) và các đối tác này cũng đã công nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác ở khu vực.

Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hợp tác ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF) với sự tham gia của các nước có lợi ích lớn ở khu vực đều thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN.

Thứ hai, trên thực tế, những cơ chế mới định hình như nhóm Bộ tứ hay AUKUS do Mỹ lãnh đạo đang khiến Trung Quốc và Nga ngờ vực. Trong bối cảnh đó, kinh nghiệm điều phối và bản lĩnh của của ASEAN trong việc ứng xử phó với các tình huống, từ các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống đến liên kết kinh tế khu vực khiến ASEAN tiếp tục là “thỏi nam châm” thu hút được nhiều sự quan tâm nhất và sự tin tưởng lớn nhất hiện nay ở khu vực.

Cũng như truyền thống các năm trước đây, vai trò trung tâm của ASEAN sẽ tiếp tục được khẳng định trong định hướng phát triển của khối, trong quá trình hội nhập kinh tế và chính trị nội khối cũng như giữa ASEAN với các đối tác ngoài khu vực, đặc biệt là trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ARF, ASEAN+3, EAS, ADMM+ và EAMF.

Bước tiến về đàm phán COC

Trong các hội nghị bộ trưởng chuẩn bị cho các Hội nghị cấp cao ASEAN 38 và 39, các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao các nước ASEAN đều nhấn mạnh cam kết hợp tác hòa bình và mang tính xây dựng để Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng thông qua việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, theo lịch trình đã được thống nhất. Đây cũng là tinh thần chung của hội nghị giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác đối thoại thuộc cơ chế ASEAN+1.

Chiến lược thích ứng với đại dịch trong điều kiện mới cùng truyền thống đoàn kết của ASEAN hứa hẹn sẽ giúp khu vực tìm ra các giải pháp để tiếp tục tự tin bước tiếp.

Đại dịch Covid-19 đã khiến quá trình đàm phán COC trong thời gian qua bị trì hoãn kể từ tháng 2/2020 và chỉ được khôi phục lại với Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 19 về thực hiện DOC diễn ra vào tháng 6 vừa qua tại Trùng Khánh, Trung Quốc.

Đàm phán về Văn kiện dự thảo đàm phán về COC duy nhất (lần đầu) giữa ASEAN và Trung Quốc bắt đầu từ tháng 8/2018 đạt được bước tiến mới khi tại hội nghị ở Trùng Khánh vừa qua, ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất được việc sớm có được Văn bản dự thảo đàm phán COC duy nhất lần thứ hai. Indonesia cũng là quốc gia xin đăng cai vòng tiếp theo của đàm phán COC.

Điểm đột phá lớn nhất trong đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc là hai bên thống nhất xây dựng COC phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 như trong Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 23 do Việt Nam chủ trì vào năm 2020.

Nói cách khác, hai bên đã thống nhất được khuôn khổ pháp lý mà COC thuộc về. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của COC, lợi ích của các nước ngoài khu vực… đang là những khác biệt giữa Trung Quốc và ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN có tranh chấp và không có tranh chấp ở Biển Đông khiến mục tiêu kết thúc đàm phán COC theo lịch trình là vào năm 2021 xem ra khó trở thành hiện thực.

Nói tóm lại, dù còn những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, vấn đề nội bộ của một vài quốc gia thành viên và đặc biệt là cạnh tranh chiến lược nước lớn khiến ASEAN gặp không ít thách thức, trở ngại trước thềm các Hội nghị cấp cao ASEAN 38, 39 và các hội nghị liên quan.

Tuy nhiên, chiến lược thích ứng với đại dịch trong điều kiện mới cùng truyền thống đoàn kết của ASEAN hứa hẹn sẽ giúp khu vực tìm ra các giải pháp để tiếp tục tự tin bước tiếp./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 6 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 13 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.