Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

"Ánh sáng tâm hồn" trong cuộc chiến chống dịch

PV - 11:50, 25/10/2021

Vừa qua, tổ khúc múa đặc biệt mang tên "Ánh sáng tâm hồn" đã chính thức ra mắt công chúng trên nền tảng trực tuyến. Ðây là công trình nghệ thuật đầy tâm huyết được nghệ sĩ múa hai miền Nam, Bắc thực hiện trong suốt những ngày giãn cách xã hội, như lời tri ân sâu sắc gửi tới lực lượng tuyến đầu, đồng thời ngợi ca tình người trong đại dịch.

Tổ khúc múa đặc biệt
Tổ khúc múa đặc biệt

Đầu tháng 9/2021, xuất phát từ lời kêu gọi của biên đạo Tuyết Minh về việc cần thiết phải có "những tác phẩm nghệ thuật xứng tầm với sự hy sinh gian khổ của lực lượng tuyến đầu, ngợi ca tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, lan tỏa nỗ lực "chống dịch như chống giặc" của Việt Nam" và đem đến "liều vắc-xin tinh thần bằng nghệ thuật, giúp công chúng giãn cách mà không xa cách", hơn 20 biên đạo cùng gần 150 nghệ sĩ múa cả nước đã hợp sức lại thực hiện tác phẩm. Tổ khúc múa "Ánh sáng tâm hồn" do NSND Phạm Anh Phương chỉ đạo nghệ thuật, biên đạo múa Nguyễn Tuyết Minh viết kịch bản và tổng đạo diễn.

Các nghệ sĩ tham gia là những gương mặt sáng giá ở nhiều thể loại như múa đương đại, ballet, jazz, hiphop, tiêu biểu phải kể đến biên đạo Alexander Tú, Sùng A Lùng, Xuân Chiến, các tài năng nhảy múa trẻ tuổi: Nguyễn Ðình Bảo Bảo, Quang Anh, Minh Hiền, Minh Tú, Khang Ninh, Kim Tuyền, Phương KD, Vũ Khánh, Xuân Thảo, Ðình Lộc, Trung X...

Trong bối cảnh nghệ thuật biểu diễn trực tiếp bị "đóng băng" vì ảnh hưởng dịch, việc được tham gia sáng tạo, biểu diễn, dùng ngôn ngữ nghệ thuật góp sức cho công cuộc phòng, chống Covid -19 đối với họ không chỉ là niềm hạnh phúc mà còn là cơ hội để thể hiện trách nhiệm xã hội cũng như tấm lòng, tình cảm của cộng đồng nghệ sĩ múa đối với những người đã hết lòng cống hiến cho thành quả chống dịch bằng nhiều cách khác nhau.

Với thời lượng hơn 40 phút, bằng ngôn ngữ chủ đạo là ballet và múa đương đại, tổ khúc múa "Ánh sáng tâm hồn" đưa người xem đi qua bảy cảnh diễn lớn tương đương bảy phân đoạn múa độc lập chứa đựng những sự biến, kịch tính khác nhau. Sau phần mở đầu thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên để phần nào cho thấy nguyên nhân của thiên tai, dịch bệnh, vở múa mở ra không gian của cuộc chiến trong tâm dịch khẩn trương và kịch tính, nơi các y sĩ, bác sĩ căng mình chiến đấu, giành giật sự sống cho người bệnh với bao lo lắng trước những nguy hiểm, phức tạp khó lường của dịch bệnh.

Người xem được chứng kiến những khoảnh khắc xúc động trong giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của họ. Những động viên, chia sẻ từ gia đình, người yêu, người thân, bạn bè đã nhân lên sức mạnh, trở thành động lực để họ quyết tâm vượt qua khó khăn, thực hiện trách nhiệm cao cả của người chiến sĩ áo trắng với "Mệnh lệnh từ trái tim". Bên cạnh họ là những chiến sĩ công an, bộ đội và những người tình nguyện ngày đêm bám chốt phòng dịch giúp người dân. Nhiều hoạt cảnh đã tái hiện không gian đời thực bao vất vả, hiểm nguy trong công cuộc cứu trợ, hỗ trợ tạo nên những lá chắn an toàn, khoanh vùng, dập dịch trong cộng đồng.

Ấn tượng và đầy cảm xúc là đại cảnh "Ấm lòng trong đại dịch" thể hiện sức mạnh đoàn kết, tinh thần cộng đồng "lá lành đùm lá rách" với những tấm lòng thiện nguyện, từ cửa hàng 0 đồng, suất ăn tình nghĩa, thanh niên tình nguyện, về ý thức tuân thủ các quy định phòng, chống dịch, tiêm chủng vắc-xin...

Cũng từ đó, chúng ta thêm hiểu và tin tưởng vào chiến thắng phía trước, soi rọi ở mỗi người "Ánh sáng tâm hồn", đồng hành cùng những bệnh nhân đã và đang dũng cảm chiến đấu với dịch bệnh bên cạnh sự giúp sức của bác sĩ. Vở diễn kết lại bằng hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay đón chào ngày mới, ghi dấu sự chiến thắng của đất nước và con người Việt Nam trong cuộc chiến cam go chống lại dịch bệnh…

Ðược kết nối bởi những giai điệu quen thuộc trong tác phẩm Swan Lake của nhà soạn nhạc Tchaikovsky, tác phẩm càng dễ chạm tới những cảm xúc lắng đọng nhất nơi người xem khi chuyển tải những hình ảnh, thông điệp giàu giá trị nhân văn.

Theo dõi một vở diễn quy mô được thực hiện ở nhiều bối cảnh quay trong studio và ngoài trời tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, chuyển tải một khối lượng nội dung đồ sộ bằng ngôn ngữ múa đơn, múa đôi, múa tập thể lên tới hàng chục người, khó ai có thể hình dung đây là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật chủ yếu được kết nối qua mạng.

Biên đạo múa Tuyết Minh chia sẻ: Với kịch bản múa thông thường, tác giả thường nghiêng về yếu tố văn học, tạo cảm xúc đồng sáng tạo trong các khâu thiết kế, ánh sáng, phục trang, đạo cụ..., song với vở múa đặc biệt như "Ánh sáng tâm hồn", trong bối cảnh các nghệ sĩ không thể gặp nhau để trao đổi, thống nhất, cho nên kịch bản đòi hỏi chính xác tới từng khoảnh khắc để người diễn hiểu ngay các lớp, tuyến, biết mình cần làm gì, khi nào nhân vật xuất hiện, ngôn ngữ múa, bộc lộ tính cách ra sao…

Yêu cầu chuyên môn về thị giác đối với tác phẩm biểu diễn trực tuyến cũng khác với trực tiếp trên sân khấu hình hộp, trong đó ngôn ngữ động tác phải kết cấu chặt chẽ với bối cảnh, tiết tấu nhanh, ý đồ phải rõ ràng.

Trong khâu tập luyện, ngay từ đầu, các nghệ sĩ được chia vào các cảnh khác nhau theo sở trường, thế mạnh của từng người. Tổng đạo diễn làm việc với từng nhóm biên đạo để thống nhất ý tưởng, tổ hợp động tác, kết nối qua Google Meet để chỉnh động tác theo âm nhạc. Sau đó, các nhóm nhỏ hơn được thành lập để từng biên đạo có thể điều chỉnh động tác cho các diễn viên tập luyện tại nhà. Kế đến là khâu vẽ đội hình và trước khi quay, các nghệ sĩ chỉ có một buổi gặp nhau để khớp…

Biên đạo Trung X chia sẻ: Ðể thực hiện vở múa với quy mô hàng trăm người thật sự là thử thách lớn với cả ekip. Cách làm việc từ xa này đòi hỏi các nghệ sĩ phải đưa sự tập trung, tưởng tượng hình khối, vị trí của mình lên mức tối đa, không chỉ với các động tác đòi hỏi sự đồng đều mà còn với các phân đoạn mang tính tương tác. Ðây là dịp để các nghệ sĩ được trọn vẹn với tinh thần cống hiến, cảm nhận sự đồng nhất trong một tập thể lớn với mục đích vì cộng đồng. Biên đạo múa Tuyết Minh cho biết, thời gian tới, nếu điều kiện cho phép, tổ khúc múa "Ánh sáng tâm hồn" sẽ được biểu diễn trực tiếp để phục vụ công chúng với sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 6 phút trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 18 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 20 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 21 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.