Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Âm vang cồng chiêng Long Loi

PV - 08:48, 12/06/2018

Ở làng Kon Trang Long Loi thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), dường như ai cũng thuộc ít nhất một bài dân ca và đều biết múa xoang. Rất nhiều thanh niên và các em thiếu nhi chơi được cồng chiêng. Trong làng, bên đội cồng chiêng người lớn, còn có đội cồng chiêng nhí. Nơi đây, cồng chiêng chính là hơi thở, máu thịt của buôn làng…

Cồng chiêng là hơi thở… của làng

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Rơ Ngao (một nhóm của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi rất quý cồng chiêng. Tuy nhiên, trước đây do chiến tranh, người Rơ Ngao ở làng Long Loi phải di cư đến tỉnh Gia Lai và tỉnh Đăk Lăk nên nhiều bộ cồng chiêng của làng bị thất lạc.

Sau ngày đất nước thống nhất, người dân lại kéo nhau về lại làng cũ để làm ăn, sinh sống, lúc này trong làng không ai còn bộ cồng chiêng nào. Mãi đến năm 1977, dân làng Kon Trang Long Loi mới có một người mua được bộ cồng chiêng-người đó là ông nội của A Nha hiện nay. Trong làng, khi tổ chức lễ hội hay sự kiện quan trọng gì, dân làng thường phải mượn bộ cồng chiêng của gia đình A Nha.

Thực hiện nghi thức chỉnh chiêng. Thực hiện nghi thức chỉnh chiêng.

 

May mắn là mặc dù nhiều bộ cồng chiêng và di sản văn hóa của người Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi bị thất lạc trong chiến tranh, nhưng ý thức về văn hóa, về giá trị tinh thần trong đời sống tín ngưỡng và tâm linh của người dân vẫn còn lưu giữ.

Bà Nguyễn Thị Thắm, Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đăk Hà đánh giá cao về ý thức dân tộc, về lưu giữ những giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của người Rơ Ngao ở Kon Trang Long Loi. Bằng chứng là dân làng luôn trăn trở về cồng chiêng và thành lập được câu lạc bộ văn hóa dân gian đầu tiên ở huyện.

Chia sẻ với nỗi lòng người dân, ngày 12/5/2018 UBND huyện Đăk Hà tặng cho dân làng bộ cồng chiêng cổ mua từ tỉnh Gia Lai. Vui mừng trước sự kiện có ý nghĩa trên, dân làng Kon Trang Long Loi tổ chức nghi lễ quan trọng đón bộ cồng chiêng. Ông A Thăk-nghệ nhân trong làng tâm sự, cồng chiêng như là hơi thở, là nhịp sống, là trái tim của làng. Trước khi tổ chức lễ hội đón bộ cồng chiêng này, huyện tạm giao bộ cồng chiêng để ông chỉnh chiêng. Ông dành nhiều ngày chỉnh lại bộ cồng chiêng để thanh âm vang và phù hợp với cảm thức của dân làng.

Trong khi bàn về việc chỉnh chiêng, Nghệ nhân A Thăk cho biết, bên cạnh việc dùng công cụ chuyên dùng, ông còn dùng búa trời để chỉnh chiêng. Chiếc búa trời ông có được là do một cơ duyên trong một lần đào giếng, ông nhặt được búa ở độ sâu hơn 30m. Búa trời to bằng hai ngón tay, màu xám và rất giống một chiếc rìu đá. Búa rất cứng, khi chỉnh chiêng, ông thường dùng búa này để mài vào ở nơi chiêng dày, âm thanh chưa vang.

“Khi chỉnh xong, tôi đưa cồng chiêng ra nhà rông để đội cồng chiêng đánh và mọi người dân trong làng cùng thẩm âm. Khi nào tất cả mọi người dân trong làng hài lòng với bộ cồng chiêng, tôi mới thôi chỉnh”, nghệ nhân A Thăk tâm sự.

Lễ đón rước cồng chiêng

Nghệ nhân A Thăk bảo, muốn đưa một bộ cồng chiêng vào làng phải tổ chức lễ đón rước. Trong bộ cồng chiêng này, sau khi cồng chiêng được chỉnh xong rồi, ông báo với xã, huyện chọn ngày tổ chức lễ đón cồng chiêng và dân làng vào rừng chặt lồ ô về nấu cơm lam, hái lá mỳ ủ chua (làm sạch độc tố) trộn thịt ba chỉ (một món ăn người Rơ Ngao rất ưa thích), chuẩn bị gà và heo để cúng Giàng.

Dân làng nổi cồng chiêng và múa xoang mừng bộ cồng chiêng. Dân làng nổi cồng chiêng và múa xoang mừng bộ cồng chiêng.

 

“Cồng chiêng là nơi dân làng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng với Giàng nên phải làm lễ đón cồng chiêng, cúng Giàng. Không cúng, Giàng sẽ không chứng”, nghệ nhân A Thăk tâm sự.

Là người chỉnh cồng chiêng và am hiểu văn hóa dân tộc, nghệ nhân A Thăk rất được dân làng trọng vọng. Trong lễ đón cồng chiêng, dân làng bầu ông làm chủ lễ cúng Giàng.

Trong ngày cúng lễ, bà con ai cũng ăn mặc đẹp. Đội cồng chiêng, múa xoang mặc đồ thổ cẩm truyền thống của người Rơ Ngao. Sau phần nghi thức trao tặng cồng chiêng của chính quyền địa phương là phần nghi thức đón nhận cồng chiêng của dân làng.

Tiếp nhận cồng chiêng và những lời gửi gắm của chính quyền địa phương, nghệ nhân A Thăk thực hiện lại nghi thức chỉnh chiêng và sắp xếp cồng chiêng một vòng tròn trước nhà rông rồi thực hiện các nghi thức cúng tế.

Nghệ nhân A Thăk khấn to: Ơi… Giàng! Ơi Giàng trời, Giàng núi, Giàng sông, Giàng cây cối, Giàng đất… về uống rượu mừng cho dân làng có bộ cồng chiêng mới. Cầu mong Giàng phù hộ cho các vị khách quý ở tỉnh, huyện, xã và tất cả người làng Kon Trang Long Loi đều mạnh khỏe, giỏi giang. Dân làng Kon Trang Long Loi ngày càng giàu. Làng Kon Trang Long Loi ngày càng đẹp.

Hết lời khấn cầu, A Thăk hét lớn và hắt mạnh rượu ra trước bộ cồng chiêng cho các Giàng. “Tiếng hét là để Giàng nào còn ngủ, Giàng nào đi rừng… nghe xuống uống rượu, ăn gà đón cồng chiêng vui vẻ với dân làng”, A Thăk bộc bạch.

Sau phần lễ là phần hội, dân làng đánh cồng chiêng, nối vòng xoang và mời khách cùng ăn thịt gà, heo, uống rượu ghè vui vẻ đến tận đêm khuya. Trong lễ đón cồng chiêng, chúng tôi còn được chứng kiến những tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân làng Kon Trang Long Loi như: hòa tấu đàn T’rưng với bài “Một lòng theo Đảng”, “Long Loi ngày mới”, múa xoang “Rủ nhau đi xúc cá”…

Trong làng Kon Trang Long Loi, dường như ai cũng thuộc ít nhất một một bài dân ca và đều biết múa xoang. Rất nhiều thanh niên và các em thiếu nhi chơi được cồng chiêng. Trong làng, bên đội cồng chiêng người lớn, còn có đội cồng chiêng nhí.

Thấy các em hòa tấu cồng chiêng cùng các nhạc cụ khác của dân tộc một cách thành thạo, tôi hỏi em A Ga (học sinh lớp 6): Các cháu học đánh cồng chiêng và chơi nhạc cụ khi nào giỏi vậy? “Vào buổi chiều sau giờ học, các cháu thường tập trung tại nhà rông học đánh cồng chiêng và chơi các loại nhạc cụ”, A Ga tươi cười trả lời.

Con cháu giỏi là nhờ các nghệ nhân như A Thăk, A Thui… giỏi cồng chiêng, biết chơi và chế tác nhiều loại nhạc cụ như đàn t’rưng, k’lông pút, kni, sáo ba lổ, đàn gió, đàn suối… ; các mẹ, các chị trong làng là những người yêu thích dân ca dân tộc mình… truyền lại cho thế hệ trẻ.

“Để các cháu giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, ngoài việc chế tác các loại nhạc cụ, tôi thường dạy các cháu đánh cồng chiêng, tập đàn tại nhà rông và ở nhà. Rất nhiều cháu yêu thích và chơi được các loại nhạc cụ”, nghệ nhân A Thui chia sẻ.

Rời làng Kon Trang Long Loi, nhưng trong tôi vẫn còn vang vọng tiếng cồng chiêng, tiếng đàn t’rưng như tiếng suối reo, thác đổ… Chợt nhớ lại câu nói của ai đó, bản sắc dân tộc sẽ trường tồn và phát huy khi các thế hệ cùng chung tay gìn giữ.

VĂN NHIÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 2 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 2 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Phong tục Rúp Ca của đồng bào Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cứ thành thông lệ, vào dịp đầu năm mới hàng năm, đồng bào Gié Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) lại cùng nhau đi Rúp Ca (theo tiếng Gié Triêng là bắt cá). Đây là một truyền thống văn hóa có từ lâu đời, thể hiện tính cộng đồng của đồng bào Gié Triêng nơi đây.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 3 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Chống diễn biến hòa bình - PV - 3 giờ trước
Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 4 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 4 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.