Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Âm thanh đại ngàn: Lan tỏa niềm đam mê trong giới trẻ (Bài 2)

Ngọc Thu - 15:36, 21/07/2022

Âm nhạc các DTTS Tây Nguyên, với những giá trị vốn có của mình đã trường tồn cùng dân tộc. Và ở bất cứ thời điểm nào trên hành trình phát triển của dân tộc, thái độ, cách ứng xử của giới trẻ luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho sự trường tồn này. Với những gì đang diễn ra trong đời sống văn hóa của giới trẻ DTTS ở Tây Nguyên hiện nay, một lần nữa chúng ta tin rằng, những giá trị văn hóa của cha ông lại được tiếp tục lưu giữ và trao truyền...


Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại

Giới trẻ với âm nhạc dân tộc

Để nuôi dưỡng, lan tỏa niềm đam mê âm nhạc dân tộc, chị H’Sonh (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) đã thành lập nhóm nhạc Kaihking, với 20 thành viên. Tại đây, mọi người vừa thỏa mãn được đam mê của cá nhân, vừa là nơi những người trẻ kết nối gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Các thành viên trong nhóm hầu hết ở độ tuổi học sinh, trong đó có em mới 7 tuổi, nhưng các em đều có thể chơi thuần thục nhiều bài hòa tấu nhạc cụ, đánh đàn T’rưng, chơi cồng chiêng, đánh đàn goong, hát dân ca trong các lễ hội truyền thống của dân tộc như lễ bỏ mả, lễ mừng nhà mới.

Nhóm nhạc Kaihking với 20 thành viên đang luyện tập, thành viên nhỏ tuổi nhất mới 7 tuổi
Nhóm nhạc Kaihking với 20 thành viên đang luyện tập, thành viên nhỏ tuổi nhất mới 7 tuổi

Đặc biệt, nhóm còn sáng tạo trong cách thể hiện những nhạc phẩm hiện đại trên nền nhạc cụ dân tộc như: “Hello Việt Nam”, “Tây Nguyên chào mặt trời”... 

Điều phấn khởi là trong nhóm nhạc có những thành viên thuộc dòng họ R’Com yêu âm nhạc đã đi trình diễn, tham gia nhiều hội thi và mang lại kết quả cao. Em R’Com Nay Hsrina (7 tuổi, thành viên nhóm nhạc) tâm sự: “Em rất tự hào về dòng họ của mình. Ông, bà, cô dì, chú, bác của em đều chơi nhạc cụ và đánh cồng chiêng rất giỏi. Khi được tham gia nhóm nhạc, được cùng anh em mình biểu diễn, em ngày càng thấy yêu hơn âm nhạc của dân tộc mình”.

Làm mới từng lời, tiếng nhạc trong những ca khúc của đồng bào DTTS về Tây Nguyên, đó là cách mà thầy giáo trẻ Tưih, dân tộc  Ba Na  ở làng Dur, xã Glar, huyện Đak Đoa đang làm để thu hút giới trẻ. Ngoài giờ lên lớp, anh Tưih dành phần lớn thời gian để biến tấu các bài hát về Tây Nguyên, thành lập nhóm nhạc, tự thiết kế trang phục dân tộc truyền thống để biểu diễn tạo dấu ấn riêng cho nhóm nhạc, với phong cách khỏe khoắn, nhưng không kém phần duyên dáng. 

Nhóm nhạc với những bộ đồ dân tộc truyền thống khỏe khoắn nhưng không kém phần duyên dáng
Nhóm nhạc của thầy giáo trẻ Tưih, dân tộc Ba Na

Hiện nay, trong không gian các nhà hàng, quán cà phê, đám cưới… các bài hát với âm hưởng dân ca Tây Nguyên vang lên mạnh mẽ. Chính sự làm mới các ca khúc của người Ba Na, đã khiến âm nhạc dân tộc gần gũi hơn với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. 

Anh Tưih chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh việc gìn giữ âm nhạc, bản sắc văn hóa dân tộc, mình đang cố gắng làm mới bằng cách hát những bài hát mang âm hưởng Tây Nguyên, hát dân ca bằng nhạc mới hiện đại, hát bằng tiếng Ba Na... Từ đó, giới trẻ dễ dàng tiếp cận, phù hợp với nhịp sống sôi động hơn nhưng không đánh mất bản sắc độc đáo và âm hưởng của âm nhạc Tây nguyên. 

Âm nhạc dân tộc được giới trẻ làm mới phù hợp với xu hướng hiện đại tại các quán cà phê, nhà hàng
Âm nhạc dân tộc được giới trẻ làm mới phù hợp với xu hướng hiện đại tại các quán cà phê, nhà hàng

Tại huyện Ia Grai, tiếng đàn, sáo cổ truyền do anh Rơ Châm Tih sáng tạo và biểu diễn, cũng đang kết nối niềm đam mê dân ca cho giới trẻ. Qua đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân này, rất nhiều cây đàn T’rưng, Ting Ning,… cứ vậy thành hình. 

Thời gian qua, không ít người ở trong nước và cả nước ngoài nghe tiếng về nghệ nhân Rơ Châm Tih đã tìm đến mua, đặt hàng đưa những cây đàn này về nhà trưng bày hoặc tập luyện. Không chỉ đưa nhạc cụ ra thế giới, nghệ nhân Rơ Châm Tih còn thường xuyên góp mặt trong đoàn nghệ thuật của Việt Nam đến nhiều nước biểu diễn.

Nuôi dưỡng đam mê

Bà Đặng Thị Hoài, Giám đốc Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa chia sẻ: “Chúng tôi luôn chú trọng đến việc vận động bà con trong mỗi dòng họ lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là có thể hiểu được cách tổ chức nghi lễ, cách chế tác và sử dụng nhạc cụ. Từ tín hiệu tích cực của dòng họ R’Com, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng việc thành lập nhóm nhạc trong các dòng họ khác”.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng, Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai: Đối với âm nhạc, dân ca của dân tộc Gia Rai, âm hưởng giai điệu thường nồng nàn, thiết tha nhưng rất mạnh mẽ, hào hùng. Với âm nhạc, dân ca dân tộc Ba Na, thì lại nỉ non, sâu lắng, da diết, trầm hùng đi sâu vào lòng người. Tuy nhiên, nét chung nhất của âm nhạc Tây nguyên là đều thể hiện cảm xúc vui, buồn chân thật, giản dị, mộc mạc, đặc trưng của các dân tộc, sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống...

"Âm nhạc dân tộc Tây Nguyên chân chất như cuộc sống và được truyền khẩu, truyền tay từ đời này cho đến đời khác, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay với một sức sống mãnh liệt từ trong huyết quản. Những người lưu truyền âm nhạc, dân ca, tạo ra nhạc cụ dân tộc lưu giữ chắp cánh di sản âm nhạc cổ truyền, như mạch chảy âm thầm tưới mát cho đời sống tinh thần", Nghệ sĩ ưu tú Đăng Công Hưng bộc bạch.

Nhiều năm qua, các ngành chức năng tỉnh Gia Lai cũng đã có nhiều nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, đồng bào các dân tộc bảo tồn phát triển, lan tỏa hơn các loại hình âm nhạc dân tộc. Hằng năm tỉnh Gia Lai dành một phần kinh phí trong nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số như: âm nhạc dân tộc, địa danh, tín ngưỡng tôn giáo, truyền dạy cồng chiêng; Tổ chức Ngày hội Văn hóa các DTTS, trình diễn cồng chiêng, các lớp đào tạo nghề truyền thống, hỗ trợ các nghệ nhân đưa sản phẩm âm nhạc đến với thế giới.  

Đặc biệt, sự đam mê, yêu thích với nhiều cách làm hay của các bạn trẻ hôm nay để giữ gìn vốn di sản văn hóa cổ truyền quý giá, đã và đang góp phần gìn giữ ngọn lửa âm nhạc dân tộc và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống, bởi như đồng bào Gia Rai từng nói “thiếu tiếng hát, tiếng đàn chẳng khác gì thiếu gạo, thiếu muối”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 2 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 3 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 3 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 3 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.