Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Âm sắc đại ngàn Trường Sơn

PV - 09:53, 07/09/2018

Dân tộc Cơ-tu là một trong số ít DTTS ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên còn bảo lưu được các giá trị nguyên gốc của văn hóa truyền thống.

Âm sắc đại ngàn Trường Sơn Vũ điệu za zá trong lễ hội của dân tộc Cơ-tu.

Trong các loại hình văn hóa truyền thống thì nghệ thuật diễn xướng dân gian được duy trì và phát triển lâu bền. Âm nhạc, dân ca, dân vũ là chất men tạo nên những cảm hứng cho nghệ thuật tạo hình và một số loại hình nghệ thuật khác, làm giàu có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật của của đồng bào, tô điểm bức tranh đa sắc của đại ngàn Trường Sơn.

Âm nhạc và lễ hội là chủ đề tạo nên nguồn cảm hứng trong sáng tác nghệ thuật tạo hình của các nghệ sĩ dân gian. Điều thú vị là đối với những tác phẩm của các nghệ nhân dân gian gửi gắm nơi nhà làng thì chủ đề về diễn xướng dân gian lại chiếm một ưu thế về số lượng tác phẩm và phong cách thể hiện. Có lẽ âm nhạc, nhịp điệu trống chiêng là chất men gây xúc cảm nghệ thuật để hình thành nên những tác phẩm khá độc đáo. Với các nghệ nhân Cơ-tu, mỗi lần tổ chức, sinh hoạt lễ hội cộng đồng, họ luôn đảm nhận nhiều vai trò, thể hiện sự đa năng, vượt trội trong việc thực hành, trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian. Trước khi làng vào mùa lễ hội, họ cũng là người huy động dân làng tham gia công tác chuẩn bị về vật dụng, lương thực thực phẩm, trang trí....

Những người khéo tay trong làng dành hết cả tâm trí, tài năng để tạc tượng, chạm khắc, tô vẽ hoa văn trên cây cột lễ, cây nêu. Và khi vào hội, khi có chút men say, có một sự hưng phấn, kích thích, họ có thể nhảy múa, tấu chiêng xuất thần, hát ca đối đáp trôi chảy, lời hát-nói lý cất lên thấm đẫm tình người. Không có gì lạ khi điệu dân vũ nổi tiếng của đồng bào là chủ đề gây nguồn cảm hứng bất tận trong nghệ thuật tạo hình với hàng loạt bức tranh, bức tượng, phù điêu, những dải hoa văn trang trí làm đẹp cho ngôi nhà làng truyền thống (gươl). Hình ảnh cô gái múa là chủ đề mà nghệ nhân dân gian Cơ-tu không bao giờ xa rời trong sáng tạo nghệ thuật truyền thống. Từ bàn tay khéo léo của họ, từng nhát đục vẹn nguyên như hơi thở, họ đã tận hiến cho vốn văn hóa bản làng thêm phần đặc sắc.

Âm sắc đại ngàn Trường Sơn Tấu chiêng dưới cột nêu trong đêm hội.

Trên cột cái (z’râng mỏỏng), những tấm ván thưng, những thanh xà, trên hai đầu nóc nhà... được chạm trổ hình cô gái múa, người đàn ông nhảy hội cùng với vô số những hình ảnh quen thuộc khác như con rồng, đầu trâu, kỳ đà, tắc kè, thằn lằn, hình trai gái tình tứ trong điệu khèn bè, những chiếc mặt nạ, cảnh đâm trâu và săn bắn, cảnh uống rượu cần… Khi diễn đạt, miêu tả hình ảnh cô gái múa trong điêu khắc tượng tròn hay trong phù điêu, nghệ nhân Cơ-tu luôn có sự kết hợp màu sắc để làm hoàn thiện thêm về y phục, trang sức hoặc các chi tiết của thân thể con người như đôi mắt, chân mày, mái tóc. Có nơi, người ta mặc bộ áo váy thổ cẩm rực rỡ màu sắc, hoa văn cho bức tượng cô gái múa. Để làm nền loại hình di sản này, có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật thị giác. Chính nghệ thuật điêu khắc dân gian, nhất là các tác phẩm thể hiện ở nhà làng góp phần làm cho vũ điệu Tân tung za zá thêm sinh động, phong phú và mang một giá trị đặc sắc.

Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa Cơ-tu, là yếu tố làm nên nét đặc sắc của lễ hội truyền thống. Âm nhạc và múa không chỉ giúp đồng bào vui chơi, giải trí trong sinh hoạt cộng đồng mà còn là tín hiệu trong các nghi lễ cúng tế thần linh. Trong các lễ hội, nghi thức quan trọng nhất là lễ dựng cây nêu, cột tế thần và nghi lễ hiến sinh. Người Cơ-tu làm cột lễ vào các dịp lễ hội quan trọng như Lễ Kết nghĩa, Lễ Ăn mừng lúa mới, Lễ cúng đất… Cột lễ được xem như "lễ đài" chính của lễ hội, là nơi tiến hành các nghi lễ tâm linh và là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, diễn xướng dân gian. Cột lễ còn là một sản phẩm mỹ thuật thể hiện tài nghệ trang trí, điêu khắc của nghệ nhân. Các điệu múa, các điệu nhạc được thể hiện xung quanh cây nêu, cột lễ cùng với các nghi thức thiêng liêng được tiến hành tại đây.

Âm nhạc và múa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, là những thành tố tạo nên tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Cơ-tu. Trong đó có hai di sản thuộc loại hình diễn xướng dân gian: Vũ điệu tung tung za zá và nghệ thuật hát lý-nói lý của đồng bào Cơ-tu đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tài sản tinh thần quý giá đó đã được đồng bào tích lũy bao đời, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.

TẤN VỊNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc được cử tri kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 2 phút trước
Ngày 3/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã có buổi tiếp xúc với cử tri trên địa bàn huyện Bát Xát.
Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 phút trước
Chiều 3/5, Ban Dân Tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2023) và 20 năm Ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2/8/2004 - 2/8/2024).
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 3/5, tại Điện Biên, Viện Phim Việt Nam - Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Thông tin, Xúc tiến Du lịch tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) tổ chức khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”.
Hội đồng Dân tộc khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Hội đồng Dân tộc khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 9

Tin tức - Như Tâm - 9 phút trước
Chiều 3/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 9 để thẩm tra, cho ý kiến một số nội dung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, sẽ được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Thừa ủy quyền của Chính phủ tham dự phiên họp.
Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Quảng Bình: Peace Trees VietNam tài trợ xây dựng điểm trường bản K-ing

Tin tức - Khánh Ngân - 18 phút trước
Sáng 4/5, ông Nguyễn Bắc Việt - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt khoản viện trợ dự án xây dựng điểm trường mẫu giáo K-ing, xã Trọng Hóa.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 3 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP. Pleiku, Gia Lai. Nhà máy : 1147 Trường Chinh, TP. Pleiku, Gia Lai. Hotline/Zalo: 0935.964.888. Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 3 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.