Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

63% doanh nghiệp không chuẩn bị gì để hội nhập kinh tế quốc tế?

PV - 15:24, 21/12/2017

Các doanh nghiệp cần phải đầu tư và chủ động để nâng sức cạnh tranh, kỹ năng quản lý cũng như phương thức sản xuất trong tiến trình hội nhập.

Trao đổi tại Diễn đàn "Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017: Tăng cường động lực cho giai đoạn phát triển mới", nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc quan trọng nhất là các doanh nghiệp (DN) phải rất chủ động để nâng sức cạnh tranh, từ việc chủ động để nâng cao kỹ năng quản lý cho đến phương thức sản xuất, tất cả đều phải đầu tư một cách bài bản.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM), nhiều nguyên nhân khiến các DN trong nước chưa thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đó là do các DN không có chiến lược kinh doanh dài hạn nên không đầu tư phát triển nguồn nhân lực, không áp dụng khoa học công nghệ cũng như những quy trình sản xuất tiên tiến, đặc biệt chưa biết cách xây dựng niềm tin với khác hàng và đối tác.

“Phần lớn các DN nhỏ hiện nay vẫn sử dụng các phương thức kinh doanh lạc hậu, hầu như không có sự chuẩn bị cho các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang ký kết. Thiếu thông tin, loay hoay trước hội nhập là điểm yếu của các DN Việt trong bối cảnh hiện nay”, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết.

63% doanh nghiep khong chuan bi gi de hoi nhap kinh te quoc te hinh 1
Sau 10 năm tham gia WTO, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã đạt 31 tỷ USD.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương cũng nêu ra một con số đáng quan ngại, khi 63% DN không chuẩn bị gì, số ít DN có sự chuẩn bị rất mơ hồ, và chỉ có 0,001% DN có những chuẩn bị khá kỹ càng cho hành trang hội nhập

Chính vì vậy, theo TS. Nguyễn Đình Cung, cần phải có các giải pháp cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, ít chi phí hơn. Những rào cản hiện nay đang ngăn cản DN tận dụng cơ hội nhưng lại tạo cơ hội tốt hơn cho DN nước ngoài.

“Cải cách đầu tiên cần phải cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thái độ công chức. Các cấp ngành cần hiểu DN hơn để hiểu vấn đề nội tại của họ, khi doanh nghiệp phát triển vững chắc, Việt Nam sẽ có rất nhiều thành công hơn trong những năm tới”, TS. Nguyễn Đình Cung nêu rõ.

Tại hội thảo, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng, sau 10 năm tham gia WTO, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đạt 31 tỷ USD, cùng với đó là việc tận dụng tốt các Hiệp định FTA.

Ông Trường cho rằng, sự tham dự rất sâu vào các FTA cùng với sự chủ động nên các DN trong ngành dệt may đã chinh phục được nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc...

“Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào thế giới hội nhập, ngành dệt may mong muốn Chính phủ quan tâm thúc đẩy các FTA thế hệ mới, tham vấn DN trong các đàm phán, hệ thống ngân hàng thúc đẩy thanh toán, đồng thời DN cam kết tự nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định FTA...”, ông Trường cho biết.

Dưới góc độ của nhà đầu tư, bà Đặng Thị Minh Loan, Phó Giám đốc điều hành VinaCapital cho rằng, có hai thách thức lớn đối với DN, thứ nhất đó là quy mô vốn đầu tư, năng lực sản xuất, thị trường và mạng lưới khách hàng và phát triển đội ngũ lãnh đạo.

“Doanh nghiệp nhận được nhiều đóng góp vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế nhưng khó tìm được đội ngũ lãnh đạo để mở rộng. Hầu hết DN Việt Nam đều gặp khó khăn về vấn đề này. Xu hướng M&A trong thời gian tới tiếp tục diễn ra, trong khi Việt Nam là thị trường lớn về tiêu dùng nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

“Nhiều DN Việt Nam có khả năng M&A với các DN quốc tế vì đây là một trong những cách mở rộng quy mô nhanh và hiệu quả. Nếu DN Việt Nam tận dụng được nguồn vốn từ các quỹ nước ngoài, sẽ M&A được các DN quốc tế. Hội nhập nhưng phải giữ vững sự độc lập, M&A nhưng vẫn giữ sự chủ động”, bà Loan nhận định.

Đánh giá Hiệp định EVFTA sẽ có tác động tích cực đối với Việt Nam, ông Gellert Horvath, đồng Chủ tịch EuroCham cho biết, Những sản phẩm xuất khẩu sang EU hiện nay chủ yếu là cà phê quần áo, da giày có mức tăng 30-40% trong những năm tới nhờ FTA.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch EuroCham, Việt Nam cần thúc đẩy các hàng hoá khác như cà phê, những sản phẩm từ tre, hay những sản phẩm sử dụng nguồn thiên nhiên như chè…cần thúc đẩy nhiều hơn. EuroCham đã nhận đc nhiều đề nghị từ DN Việt Nam về việc hỗ trợ đưa sản phẩm sang EU. Nhưng quan trọng là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu khó tính của EU.

“Cần cải thiện môi trường đầu tư, thiện pháp lý khi Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm của ASEAN. Việt Nam có thể trở thành nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới – là những mặt hàng EU cần nên cần đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như dư lượng bảo vệ thực vật”, ông Gellert Horvath khuyến cáo./.

Bộ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh:

Các DN cần chủ động, thường xuyên tìm hiểu thông tin về thị trường và đối tác cùng các FTA mới thông qua cơ quan chức năng đầu mối. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức đối thoại với các cơ quan Chính phủ để nêu lên thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực thi hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, Chính phủ và các Bộ, ngành kịp thời có những điều chỉnh chính sách và các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp./.

Theo vov.vn

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 6 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 13 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.