Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

40 năm miệt mài bảo tồn chữ Thái cổ

Kim Anh - 13:22, 16/12/2021

Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa của cha ông, ông Hà Văn Khay (61 tuổi), dân tộc Thái đã có hơn 40 năm miệt mài sưu tầm chữ Thái cổ và truyền lại cho thế hệ sau.

 Ông Hà Văn Khay, Người có uy tín xóm Păm Pà, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Ông Hà Văn Khay, Người có uy tín xóm Păm Pà, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Từ đam mê, trân trọng bản sắc dân tộc 

Trong căn nhà sàn nhỏ nằm tại xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu (Hòa Bình); ông Hà Văn Khay, Người có uy tín xóm Xăm Pà đang tỷ mẩn sắp xếp lại những cuốn sách, tư liệu về chữ viết của người Thái.

Ông Khay kể, chữ Thái cổ chính là di sản tinh thần, kết tinh trí tuệ của tổ tiên để lại, lưu giữ trong các sách cổ ghi chép về văn học, lịch sử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc nơi đây.

Thời thanh niên, ông được nghe các cụ, già làng trong xóm trao đổi, nói chuyện về chữ viết Thái. Lúc bấy giờ, với sự tò mò, ham hiểu biết; ông bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về những nét đặc trưng của chữ Thái cổ.

Càng đọc càng hiểu, ông càng say mê hơn nét đặc sắc văn hóa của ông cha gửi gắm phía sau những con chữ. Đó là những làn điệu dân ca, bài hát giao duyên tình tứ, kho tàng thành ngữ tục ngữ rất cô đọng mà thắm đượm triết lý nhân sinh, hiện lên một cộng đồng người Thái xưa có đời sống tinh thần phong phú.

Để có thể đọc thông, viết thạo tiếng Thái cổ, ông tìm gặp những người Thái, những già làng trong xóm biết tiếng mẹ đẻ và xin theo học. Cho đến khi nắm được phương pháp cơ bản, ông đã có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi - tự học, tự nghiên cứu.

Ông Khay cho biết, chữ Thái cổ rất khó để hiểu. Một chữ phải đọc thành ba tiếng, liền với chữ thứ hai, và ghép thành cả câu có nghĩa thì mới hiểu được. Một chữ có thể có nhiều nghĩa nên rất khó nhớ, khiến người ta phải xem đi xem lại nhiều lần.

Giờ đây, căn nhà sàn nhỏ 3 gian của ông lưu giữ rất nhiều loại sách, tư liệu quý về chữ Thái cổ. Hễ nghe ở bản làng nào có những bản chữ Thái cổ, có người còn biết những nghi lễ của tổ tiên xa xưa, là ông tìm đến. Đến nay, ông sưu tầm nhiều về sách mo, các bản chữ cổ, những phong tục, tập quán của người Thái; ca dao, tục ngữ đã và đang dần mai một theo thời gian.

Hằng ngày, có thời gian rảnh rỗi, ai có nhu cầu học về chữ Thái cổ ông đều tận tình hướng dẫn chỉ bảo (Trong ảnh: Ông Khay đang dạy chữ Thái cổ cho các cháu)
Hằng ngày, có thời gian rảnh rỗi, ai có nhu cầu học về chữ Thái cổ ông đều tận tình hướng dẫn chỉ bảo (Trong ảnh: Ông Khay đang dạy chữ Thái cổ cho các cháu)

Nỗ lực để truyền lại cho thế hệ sau

Ông Khay luôn mong muốn, ai là người dân tộc Thái phải biết nói tiếng Thái, biết múa xòe, hiểu được cái nguồn, cái gốc của dân tộc mình.

“Mình là người Thái mà chỉ biết nói mà lại không biết viết, trong khi đó sử sách, những câu ca thành ngữ, tục ngữ từ các cuốn văn tự cổ đều bằng tiếng Thái. Nếu mọi người không học, không truyền dạy cho con cháu thì chữ viết sẽ bị mai một dần”, ông Khay trăn trở.

Khác với chữ Thái Việt Nam chuẩn hiện nay được mã hóa, có thể sử dụng trên máy vi tính, thuận lợi cho công tác in ấn, xuất bản và giảng dạy, chữ Thái cổ lại có các nét chữ hoàn toàn riêng và chỉ có thể chép bằng tay. Bởi vậy, hiện nay, số lượng người biết viết chữ Thái tại huyện Mai Châu chỉ còn lại rất ít.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường xuyên dịch, chuyển đổi những cuốn sách từ chữ Thái cổ sang tiếng phổ thông. Theo ông, với phương pháp này, với những ai có nhu cầu học chữ Thái cổ sẽ cảm thấy thuận tiện và dễ dàng hơn.

Những tài liệu do ông Khay sưu tầm lại
Những tài liệu do ông Khay sưu tầm lại

Trong làng, ông Khay là một trong số ít người còn viết và hiểu được chữ Thái cổ. Bởi vậy, hễ ai có nhờ ông dịch những cuốn gia phả, những văn tự cổ ông đều sẵn sàng giúp đỡ. Nhiều bạn học sinh, thế hệ trẻ hiện nay muốn tìm hiểu về chữ Thái cổ, ông đều ân cần chỉ bảo hướng dẫn.

Ông Hà Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Nà Phòn cho biết, ông Hà Văn Khay là một trong số ít già làng trong xã hiện nay có những đóng góp trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

“Huyện Mai Châu có 98% là đồng bào dân tộc Thái, tuy nhiên hiện nay số người biết đến chữ Thái cổ còn rất ít. Những già làng như ông Khay cần được biểu dương để các thế hệ noi theo. Ông luôn tích cực tham gia các hoạt động trong xã, là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nà Phòn, Người có uy tín; giữ gìn bản sắc văn hóa chữ Thái cổ, truyền lại cho bà con nhân dân, các thế hệ trẻ”, ông Quân nói.

Chữ Thái cổ là chìa khóa để mở cửa kho văn hóa của quý báu của dân tộc Thái. Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, những giá trị truyền thống của ông cha để lại có nguy cơ ngày càng bị mai một. Bởi lẽ đó, ông Khay luôn ấp ủ mong muốn có thể mở lớp dạy chữ Thái cổ cho thế hệ trẻ ngày nay, để lưu giữ và phát huy những truyền thống của dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 31 phút trước
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 5 giờ trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.